"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT: TẬP 53 BỮA ĂN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT. ĐỨC PHẬT DẠY ĐẠO VỢ CHỒNG. RỪNG SA-LA VÀ LỜI DI HUẤN CUỐI CÙNG CỦA ĐẤNG GIÁC NGỘ.

Vua A-xà-thế nghe tin Đức Phật chuẩn bị nhập Đại Niết Bàn liền đến chào tạm biệt Đức Phật. A-xà-thế không muốn Đức Phật ra đi, vì Đức Phật là ánh sáng duy nhất. Ngài liền trả lời:

  • “Bậc được tôn xưng là sống có trí tuệ, tuyệt nhiên không sợ sống chết. Thân thể này rồi sẽ tan rã, nhưng tiếng pháp âm của ta, kinh điển ta đã giảng sẽ mãi mãi lấp lánh trong tâm con.”

A-xà-thế xin Đức Phật cho mình một cơ hội hầu hạ Ngài những ngày cuối trên con đường tới Niết Bàn nhưng Ngài từ chối vì A-xà-thế còn nước Ma kiệt đà (Mangada) phải lo lắng.

Một trong những điều bí ẩn của sinh mạng là giải thoát ra sự sợ hãi, không lo lắng chuyện tương lai, không vương vấn những đau thương trong quá khứ…

Đức Phật đến nhà cư sĩ Thuận Đà (Cunda) giảng bài giảng cuối cùng.

  • Trong cuộc sống hôn nhân, sự bình đẳng là quan trọng nhất. Một gia đình mà hai vợ chồng biết thương yêu, hòa thuận thì gia đình đó mới có sinh khí thịnh vượng. Sự thịnh vượng này có thể lan tỏa khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc. Trong thế gian sự kết hợp vợ chồng vượt ra khỏi ham muốn vật chất, thể xác. Người vợ là một phần cơ thể của người chồng, người chồng nên dành cho vợ sự tôn trọng và danh dự, không nên làm mất mặt trước mọi người, người vợ không làm trái đạo đức người phụ nữ, người chồng cũng sống xứng đáng đạo làm chồng, tránh xa những thói hư tật xấu. Mỗi quyết định người chồng nghĩ đến tâm nguyện người vợ, yêu thương cũng là trách nhiệm người vợ. Xem gia đình chồng giống như là gia đình của mình, giữ vai trò là bến đỗ yêu thương, quan tâm chăm sóc cho mỗi thành viên trong gia đình chồng, tôn trọng nhau như là khách quý.
  • Để có thể đi đến chân lý vô thượng, thì phải ở gần những người tốt, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu hành thì tâm sẽ thuần tịnh không tạp nhiễm.  Gần những người không chuyên chú vào chánh niệm dễ khiến cho các con trở nên lười biếng.
  • Nghề nghiệp cũng cần phù hợp với chánh pháp, bất luận làm nghề gì, trong việc buôn bán hay những chuyện nhỏ nhặt khác hằng ngày trước hết phải tìm hiểu rõ ràng rồi sau đó mới dốc sức để hoàn thành nó.
  • Làm người phải khiêm cung lễ độ, thân thiện mà ngay thẳng. Không được sống ích kỉ, chỉ biết mình. Có cơ hội thì cần cúng dường chốn Tì-kheo hoặc tu tập thiền định để có thể tiêu trừ âu lo, trắc trở. Cuối cùng tâm hồn của mình sẽ cảm nhận được sự tịch tịnh vô thượng.
  • Mỗi sớm mai chúng ta mở mắt trong ánh bình minh của một ngày mới bắt đầu, cần ý thức rõ mình mình phải làm gì, đó là điều rất quan trọng. Người ta thường bỏ quên sự cảm ơn, con người phải khắc ghi trong lòng những gì mà mình mang ơn như là cây cối, gió, nước, không khí, đều không thuộc về chúng ta. Luôn mang trong lòng sự cảm ơn để sống và tư duy như vậy chúng ta gặt hái được nhiều điều tốt đẹp hơn, không phải là việc vô bổ, nếu mọi thứ là vô bổ thì chúng ta sinh bệnh hết rồi sao.

Sau bài giảng cuối cùng, Ngài dùng cơm tại nhà Cunda, sau khi ăn được một nửa món nấm do chính Cunda chuẩn bị thì trời nổi giống tố và sấm chớp, Đức Phật thấy đau bụng. Ngài kêu Cunda chôn số nấm còn lại xuống đất, đừng đưa cho người nào ăn nữa. Ngài nói rằng đây chính là bữa ăn cuối của mình và Cunda hãy vinh dự vì được phục vụ bữa ăn đó.

Trên đường đi tiếp, Ngài trở nên đau bụng dữ dội, Ngài nghỉ dưới gốc cây đợi Anand đi lấy nước về uống, khi lấy bát của Ngài đưa thì múc nước bẩn cũng trở nên trong sạch. Vì bữa cơm vừa rồi là bữa cuối cùng, có 2 bữa mà Ngài không quên đó là bữa ăn trước khi gặp chân lý vô thượng và bữa ăn cuối trước khi nhập Niết Bàn.

Khi đến thành Mala, Đức Phật đến rừng Sala – nơi dừng chân cuối cùng của ngài. Đức Phật nằm đầu quay về hướng Bắc, nghiêng bên hông phải. Ngài bảo thầy Anand đi đến thành Kusinara báo cho vua Malla rằng ngay trong đêm nay, canh ba, Đức Phật sẽ nhập Đại Niết-Bàn ở rừng của ông ta.

Đức Phật dặn những học trò của mình những điều cuối cùng, muốn bày tỏ sự tôn trọng và yêu quý ta thì hãy đem chánh pháp áp dụng vào đời sống tu hành, từng phút từng giây chuyên tâm chánh niệm.

Anand buồn bã, khóc thật nhiều, không muốn Đức Phật nhập Niết Bàn. Đức Phật an ủi Anand, sinh mạng vốn là con đường đi đến cái chết, nước lớn ắt có nước ròng, không có chết làm sao có sinh ra.  Đức Phật giao mọi việc lại cho Anand.

Đức Phật vào cảnh giới thiền định và dạy cho một số đại đệ tử của mình những bài học cuối cùng:

  • “Con đường của ta không phải đưa các con đi trốn tránh cuộc đời. Ta tin rằng người ta có thể thay đổi khi tiếp xúc với việc thiện hoặc việc ác của người khác. Niềm hi vọng dành cho những tâm hồn cao thượng. Vận mạng kiếp người được quyết định ở hạnh nghiệp của họ gây tạo. Chúng ta sinh ra trên trái đất, mọi cảm thọ đều là khổ, luân hồi trong thế gian, đầy ắp khổ đau, bi thương. Thế gian này không phải là nơi dừng chân của khổ đau. Thế gian này là nơi cư trú, nuôi dưỡng bậc giác ngộ. Nhưng bậc giác ngộ cần phải biết tỉnh thức. Bây giờ là trách nhiệm của các con.”
  • “Vô minh làm phát sinh đau khổ, ưu sầu và vọng niệm. Nóng giận, tham lam, ngã mạn, tự phụ, ganh ghét đều từ “Vô minh” mà khởi sanh. Ảo tưởng sẽ đưa con người vào đường xấu. Tuy là hai tướng nhưng sống và chết không có sự khác biệt mà chỉ là một thể.
  • “Chúng ta bị nhận thức sai lầm làm chướng ngại. Một khi dẹp trừ được tất cả mọi chướng ngại thì toàn bộ sinh mạng của chúng ta sẽ hoàn toàn độc lập, không ỷ lại không vướng mắc”.
  • “Giới, Định, Tuệ và Tám con đường chân chánh có thể phá trừ các loại nhận thức sai lầm. Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Đêm dài thăm thẳm đối với người mất ngủ, đường dài xa xăm đối với kẻ mỏi chân và đối với người sống trong lầm mê không hiểu rõ được chánh pháp là gì thì suốt cuộc đời của họ sẽ chỉ toàn thấy khổ đau, bất hạnh”.
  • “Bất cứ loại tri thức nào, dù các con tự đọc được hoặc nghe trí giả giảng giải thậm chí những lời ta nói cũng không nên tin vội. Phải dùng học thức và trí tuệ của mình để quán xét, sau đó phân tích chứng nghiệm. Nếu trên con đường chân lý gặp bất cứ người nào đều không nên vội tiếp nhận, dù đó là Phật thì đừng cho đó là sở đắc cứu cánh. Cho dù gặp cha của mình cũng không được rời bỏ đường chánh. Cuộc sống của các con, nắm chắc trong lòng bàn tay các con, đừng ỷ lại bất cứ ai khác.”

http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-53-phim-hay.html#more

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHỞI CÔNG XÂY  CẦU TỪ THIỆN PHÚC AN (CẦU TUỆ TÂM 405) TẠI TIỀN GIANG.

    15/04/2024

    Ngày 13/4/2024, chuyến xe từ Tp. HCM khởi hành mang theo lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương đến với bà con nhân dân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhà tài trợ lần này đến từ Thành viên của Nhóm Tuệ Tâm VH đã phát tâm tài ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN AN THẠNH (CẦU TUỆ TÂM 404) TẠI BẾN TRE.

    11/04/2024

    Nhẹ như mây đầu núi Thong dong đến rồi đi Hiểu cuộc đời ngắn ngủi Thường hoá thành từ bi (Sưu tầm) Hiểu được sự vô thường, ngắn ngủi của kiếp nhân sinh cũng có thể gọi là một khoảnh khắc giác ngộ về cuộc đời này. Khi đó, lòng từ bi sẽ tự nhiên ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN PHÚC LỘC ( CẦU TUỆ TÂM 397 ) TẠI KIÊN GIANG.

    08/04/2024

    Trong văn hóa Việt Nam, “Phúc Lộc” thường được nhắc đến cùng với “Thọ” trong bộ ba “Phúc – Lộc – Thọ”, biểu tượng cho những điều tốt lành mà mọi người mong đợi: sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ. “Phúc” không chỉ đơn thuần là may mắn mà còn là sự sung ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU AN SINH 1 (CẦU TUỆ TÂM 396) TẠI TRÀ VINH.

    07/04/2024

    “An sinh” không chỉ đơn thuần là sự bình an và hạnh phúc, mà còn là nền tảng quan trọng của cuộc sống. Nó mang lại sự yên bình và niềm vui cho mỗi người cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường ổn định và bình yên cho cộng đồng. Hơn thế nữa, ...

Xem thêm