"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

6 triệu chứng của bệnh cao huyết áp cần lưu ý

Trong số những căn bệnh mạn tính, có thể nói cao huyết áp là bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất. Căn bệnh này tiềm ẩn nguy hiểm rất lớn, tuy chỉ cần kiểm soát huyết áp là có thể giảm đáng kể nguy hại đối với sức khỏe, nhưng cao huyết áp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Phát hiện bệnh sớm và kịp thời kiểm soát là hai cách để đối mặt với bệnh cao huyết áp. Chúng ta cần dựa vào các triệu chứng nào để biết được liệu mình có mắc căn bệnh này hay không?

6 triệu chứng của bệnh cao huyết áp

1. Chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cao huyết áp. Có những trường hợp chỉ là thoáng qua, thường sẽ xuất hiện khi bạn bất ngờ ngồi xuống hoặc đứng dậy, còn có những người thì liên tục bị chóng mặt. Chóng mặt sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu như nặng đầu, cản trở suy nghĩ, ảnh hưởng đến công việc, cảm thấy mất hứng thú vào mọi thứ xung quanh. Có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt ù tai.

triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Chóng mặt, nhức đầu là những triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp. (Ảnh: Shutterstock)

2. Đau đầu

Đau đầu cũng là triệu chứng thường gặp khi bị cao huyết áp, đa phần là đau âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói, thậm chí còn cảm thấy đầu như nứt ra. Những triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng lúc thức dậy; sau khi vận động hoặc ăn xong thì sẽ cơn đau sẽ giảm dần. Vị trí đau thường là 2 bên huyệt thái dương và phần gáy sau đầu.

 3. Tê tay chân

Các triệu chứng thường gặp là tê ngón tay, ngón chân hoặc có cảm giác như muỗi đốt, căng và đau cơ lưng. Một số các bệnh nhân thường xuyên cảm thấy ngón tay thiếu linh hoạt. Thông thường các triệu chứng sẽ đỡ sau khi được chữa trị, nhưng nếu tay chân tê nhiều, liên tục trong khoảng thời gian dài và cố định ở một bộ phận nào đó cùng với cảm giác mất sức, chuột rút, đau khi nhảy… thì cần kịp thời tìm đến bác sĩ để được thăm khám nhằm ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

4. Khó chịu, tim đập nhanh, mất ngủ

triệu chứng của bệnh cao huyết áp
(Ảnh: Shutterstock)

Người bệnh cao huyết áp thường cảm thấy khó chịu, nhạy cảm, dễ kích động, hay bị tim đập nhanh, mất ngủ, khó ngủ hoặc dễ thức, ngủ không sâu, gặp ác mộng. Những triệu chứng này có liên quan đến vấn đề rối loạn chức năng vỏ não và mất kiểm soát chức năng thần kinh thực vật.

5. Mất tập trung, giảm trí nhớ

Triệu chứng giảm trí nhớ thường không rõ rệt vào giai đoạn đầu, nhưng sẽ nặng dần lên theo thời gian tiến triển của bệnh. Điều này khiến người bệnh vô cùng khổ sở. Triệu chứng này biểu hiện ở việc dễ phân tán sự tập trung, hay quên, thường rất khó nhớ được những việc gần nhất, còn những việc xảy ra trong quá khứ thì lại nhớ y như mới xảy ra.

6. Xuất huyết

Hiện tượng xuất huyết khá hiếm gặp, do cao huyết áp có thể gây xơ cứng động mạch, làm giảm tính đàn hồi, tăng độ giòn của mạch máu, vì vậy dễ làm vỡ mạch máu và gây xuất huyết. Trong đó thường gặp nhất là chảy máu mũi, tiếp đó là xuất huyết niêm mạc, xuất huyết hốc mắt, xuất huyết não v.v… Theo thống kê, trong số những người bệnh bị xuất huyết, các bệnh nhân cao huyết áp chiếm đến 80%.

triệu chứng của bệnh cao huyết áp
(Ảnh: Shutterstock)

Ăn gì để kiểm soát huyết áp?

Đối với người bị bệnh cao huyết áp, việc ăn uống là vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống hợp lý có thể kiểm soát và cải thiện huyết áp ở một mức độ nhất định. Trong sinh hoạt hàng ngày nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, kali, magiê nhằm giảm huyết áp, bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ.

1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp cải thiện chức năng cơ tim và tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp.

Thực phẩm tiêu biểu: sữa, sữa chua, tương mè, vỏ tôm, rau củ có màu xanh lá…

(Ảnh: Shutterstock)
 2. Thực phẩm giàu kali

Muối kali có thể giúp bài tiết cholesterol, tăng tính đàn hồi của mạch máu, có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện khả năng co giãn của cơ tim.

Thực phẩm tiêu biểu: khoai tây, khoai môn, cà tím, rong biển, rau diếp ngồng, bí đao, dưa hấu…

Các loại thực phẩm chứa nhiều kali như rong biển giúp cải thiện khả năng co giãn của cơ tim. (Ảnh: Shutterstock)

3. Thực phẩm giàu magiê

Muối magiê có thể giảm huyết áp thông qua việc làm giãn mạch máu, do đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu magiê.

Thực phẩm tiêu biểu: hạt kê, mì soba, rau lá xanh, đậu và các chế phẩm từ đậu.

(Ảnh: Shutterstock)

Minh Ngọc – Trithucvn.net

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm