Theo Brightside, đây là 8 điều bạn không nên làm khi sử dụng smartphone để bảo toàn mạng sống.
Những vụ tai nạn do smartphone phát nổ dường như đã trở nên quá phổ biến trong thời đại công nghệ hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cháy nổ, như nhiệt độ môi trường, sử dụng sạc lỏm,… mà các phản ứng hóa học bên trong sẽ khiến khu vực trên viên pin bị nóng lên.
Quá trình này sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn và lây lan sang các khu vực khác. Cuối cùng làm viên pin chảy ra, chất lỏng nóng thoát ra ngoài và thường gây cháy, làm chảy vỏ điện thoại hoặc bất cứ vật dụng nào nằm gần thiết bị.
Trước tình trạng cháy nổ smartphone ngày càng nhiều thì người dùng nên tự tìm giải pháp bảo vệ mình trước khi xảy ra sự cố. Theo Brightside, đây là 8 điều bạn không nên làm khi sử dụng smartphone để bảo toàn mạng sống.
1. Thay pin không chính chủ
Hơn thế, việc thay pin không chính hãng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến các thành phần khác trong máy bị hư, thậm chí cháy nổ.
Đây cũng là một trong những lý do mà các hãng smartphone lớn luôn yêu cầu người dùng sửa chữa, thay thế linh kiện của máy tại những cửa hàng được uỷ quyền chính hãng.
2. Ném điện thoại của bạn xuống mặt sàn
Sau khi điện thoại bị rơi (hoặc ném) từ độ khoảng cách xa với lực mạnh, bạn hãy mang thiết bị đến những cửa hàng sửa chữa để xem qua viên pin. Sau đó, nên xem xét thay pin trong 3 trường hợp sau: pin bị phồng, biến dạng, thường xuyên quá nóng không rõ nguyên do.
Tại sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, một hành khách sau khi tranh luận với nhân viên an ninh vì không được phép một số món đồ mang đồ đã ném điện thoại của mình xuống sàn nhà. Hành động này đã khiến smartphoen bị phát nổ, may mắn không gây thương tích nào, nhưng gây ra tiếng nổ lớn và làm nhiều hành khách sợ hãi.
3. Tránh nhặt điện thoại lên khi vừa bị rơi xuống đất
Theo đó, vào năm 2014, một anh chàng đã bị ngã xuống đường khi đang chạy xe đạp. Mặc dù chỉ bị xây xước nhẹ nhưng chiếc smartphone trong túi của anh đã bị gập đôi lại do cú ngã và pin cũng bắt đầu phát nổ.
Kết quả là anh chàng đã bị bỏng độ hai. Một vụ việc tương tự cũng xảy ra tại Mỹ, tuy nhiên điều khác biệt ở đay là anh chàng đã ngồi lên trên điện thoại của mình trong lớp học.
4. Cắn pin smartphone
Qua sự việc này, bài học cho tất cả mọi người là không nên cắn hoặc tác động mạnh đến viên pin, vì nó sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
5. Sử dụng bộ sạc kém chất lượng
Hơn nữa, cáp sạc điện thoại kém chất lượng thường bị hở do hoàn thiện kiện, dễ gây rò điện từ đầu vào 220 VAC xuống đầu ra cấp cho điện thoại. Người sử dụng cầm vào điện thoại lúc này gần như tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện 220 VAC, cực kỳ nguy hiểm.
6. Nói chuyện điện thoại khi đang sạc
Trong thực tế, những tai nạn gây chết người do điện giật hay cháy nổ trong lúc sử dụng smartphone khi đang sạc đã trở nên không quá xa lạ với mọi người hiện nay.
Theo đó, khi người dùng vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng cao. Lúc này, các phản ứng hóa học bên trong pin trở nên không ổn định, đồng thời gây ra hiện tượng chập điện hoặc cháy – nổ.
7. Sử dụng sạc dự phòng kém chất lượng
Đến thời điểm hiện tại, nhiều người còn không biết rằng việc sử dụng sạc dự phòng kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy thương tâm, điển hình là vụ cháy tại căn hộ chung cư Parc Spring vào đầu năm nay.
Nguyên nhân cho những vụ cháy là do điện năng cung cấp đến điện thoại không ổn định. Dòng điện ra thường dao động từ 7 – 8 V, lớn hơn nhiều so với mức tiếp nhận quy chuẩn trên smartphone là 3,7 hoặc 5 V.
8. Đặt điện thoại dưới gối
Bên cạnh đó, đây là những điều mà bạn không nên làm để tránh những trường hợp đáng tiếc:
– Sạc điện thoại khi trời quá lạnh hay quá nóng.
– Tiếp tục sạc điện thoại khi nó đang bị nóng.
– Để điện thoại sạc liên tục qua đêm.
– Đặt điện thoại trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
– Sử dụng điện thoại khi đang tắm.
– Tiếp tục sử dụng khi điện thoại hết pin quá nhanh. Hết pin nhanh là cảnh báo bạn cần chú ý vì lúc này bạn nên cho chúng đến cửa hàng để kiểm tra.
trithucvn.net