Hơn 10 ngày trong hang tối không có đồ ăn đồ uống, cô lập với thế giới, hi vọng sống mỏng manh hơn sợi tóc… nhưng cuối cùng cả đội bóng nhí Heo rừng đã vượt qua. Theo các chuyên gia, kỳ tích hy hữu này là nhờ vào thiền định.
Thật vậy, thiền định không còn là bí mật riêng của các Đạo sĩ hay Cao tăng tu luyện xưa kia, mà đã được nhiều nhà khoa học giải mã. Hãy tạm gác lại cảnh đời náo nhiệt và ngồi thư giãn thiền định đôi phút, bạn sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu.
1.Thiền định đánh thức khả năng tự chữa lành của cơ thể
Nhà sư Phakyab Rinpoche đã thoát khỏi cảnh hoại tử cưa chân nhờ thiền định. Trong trạng thái tĩnh tại bình an, các tế bào dần hồi phục năng lượng, sức đề kháng tăng lên, cơ thể bạn bắt đầu thanh lọc và tái thiết. Đây thuộc về khả năng bẩm sinh, thiền định chỉ đánh thức chứ không làm gì hơn.
2.Thiền định tái cấu trúc, hồi phục thương tổn não bộ
TS Lazar (BV Massachusetts) nhận thấy, mật độ chất xám của những người tham gia khóa học thiền MBSR đã biến đổi tích cực tại các vùng não có liên hệ đến khả năng học tập và trí nhớ, cảm xúc, sự tự quy chiếu, cũng như khả năng đứng trên quan điểm của người khác để nhìn nhận vấn đề.
3.Thoát khỏi nguy cơ trầm cảm hay các bệnh thần kinh
Nghiên cứu hiện đại có bằng chứng về việc thiền định có thể làm giảm trầm cảm, căng thẳng, thờ ơ, nhức đầu, mất ngủ và đãng trí.
4.Tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo BS William Bushell: Y học phương Tây không rõ loại năng lượng này là gì, nhưng có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học trước đó đã cho chúng tôi thấy rằng thiền định giúp điều hòa mạch máu, tăng cường miễn dịch và cung cấp ôxy tích cực cho cơ thể – Giám đốc Viện nghiên cứu East-West Research for Tibet House tại New York.
5.Giải phóng năng lượng siêu thường
GS thần kinh Richard Davidson phát hiện cơ thể các nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định thâm sâu sinh ra sóng gamma mạnh mẽ và có cường độ rất cao.
Tại Mỹ, người ta đã đưa thiền định vào dạy trong trường cho sinh viên. Một số nơi thì dạy cho cảnh sát, thậm chí là cho phạm nhân để mọi người cùng thu được lợi ích. Còn bạn thì sao?
Theo TS. Đào Huy Phong – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực Phẩm – Dinh Dưỡng FNC