"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

Trí tuệ của cổ nhân: Trên đầu ba thước có Thần linh

Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta nhìn thấy có những người làm việc tốt nhưng lại thường bị ức hiếp, trái lại một số lưu manh côn đồ làm việc ác lại không bị hiện thế báo, trên bề mặt giống như họ đang sống thoải mái vậy. Một số người cho đó là bất công, oán trách “ông trời không có mắt”, nhưng những người cao tuổi hơn, hiểu biết đạo lý nhân sinh hơn sẽ thể ngộ được rằng “báo ứng không phải không có chỉ là chưa tới thời điểm mà thôi”. 

Tục ngữ cổ có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh” hay “Cách đất ba thước có Thần linh”, đều là có ý nói rằng Thần linh là luôn có mặt ở khắp mọi nơi, không nơi nào là không tồn tại. Bất kể là con người làm ra sự tình gì trái với lương tâm, trái với thiên lý thì chỉ có thể gạt được người khác chứ vĩnh viễn không thể che giấu được Thần linh. Hơn nữa, việc làm xấu ấy, không sớm thì muộn chắc chắn sẽ gặp báo ứng.

Nếu lật lại những trang sử của các dân tộc, chúng ta có thể thấy ngay rằng từ cổ chí kim, các dân tộc đều tin tưởng Thần Phật là có tồn tại, tin tưởng vào sức mạnh siêu tự nhiên. Đặc biệt, điều này được thể hiện rõ nét trong nền văn hóa truyền thống phương Đông, con người đều là đều tin Phật tin Đạo, tin vào luật nhân quả và thiên lý “Thiện ác có báo”. Nhưng xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người bị thuyết vô thần đầu độc, không còn tin vào luật nhân quả, “thiện ác có báo” nữa, từ đó không việc ác nào là không dám làm. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta không khó phát hiện ra rằng, trong cuộc sống, bất luận là ai đi nữa cũng đều không thể đào thoát khỏi thiên lý “thiện ác có báo”.

Từ xưa đến nay, những ví dụ về việc làm việc ác cuối cùng không thoát khỏi thiên lý “thiện ác có báo” là vô cùng nhiều. Triều Tống, đại gian thần Tần Cối cùng với vợ đã bày mưu tính kế giết hại cha con trung thần Nhạc Phi cuối cùng bị người đời ngàn năm phỉ nhổ. Vào ngày cuối năm 1141, hoa tuyết rơi bay, vợ chồng Tần Cối ở trong nhà uống rượu nghe hát. Tần Cối một lòng cố nghĩ ra cách đẩy Nhạc Phi vào tử địa, nhưng không có chứng cứ gì, cho nên trong lòng rất nặng nề.

Vương Thị vốn ngày đêm thường xui khiến Tần Cối giết hại Nhạc Phi, lúc đó bèn rỉ tai chồng: “Giết cọp thì dễ, thả cọp thì khó”. Tần Cối nghe Vương Thị nói thế, thấy rằng không thể chần chừ thêm nữa, bèn gửi một lá thư cho tên cai ngục, bảo hắn bí mật sát hại Nhạc Phi. Nhạc Vân, Trương Hiến cũng đồng thời bị giết.

Vợ chồng Tần Cối cho rằng âm mưu giết hại Nhạc Phi của mình có thể che được mắt thiên hạ nhưng chẳng bao lâu sau thì sự tình bị bại lộ. Vợ chồng Tần Cối chẳng những trốn không thoát khỏi mắt Thần linh mà ngay cả dân chúng khắp thiên hạ cũng nói rằng ông ta đã dùng tội danh “mạc tu hữu” (không cần có) để giết hại cha con anh hùng dân tộc Nhạc Phi.

Trước khi chết, trên lưng Tần Cối đã bị một vết loét rất lớn và đau thấu tâm gan. Đó cũng được coi như hiện thế báo mà ông ta phải chịu. Sau khi chết, người dân lại đúc tượng Tần Cối và vợ là Vương Thị trong tư thế bắt quỳ, còng tay ngược đặt ở phía sau Nhạc miếu để người đời nghìn năm phỉ nhổ. Qua hàng mấy trăm năm như thế, tượng của Tần Cối cũng hỏng hóc nhiều lần nhưng lần nào cũng nhanh chóng được đúc lại.

Tōjō Hideki là một đại tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản và là Thủ tướng thứ 27 của Nhật Bản trong suốt phần lớn thời gian của Chiến tranh thế giới thứ 2. Tōjō Hideki là người ủng hộ chiến tranh Nhật Bản với các quốc gia khác. Có thể nói, Tōjō Hideki là một người cuồng chiến tranh. Tōjō Hideki cuối cùng đã bị tuyên án tử hình vì các tội ác chiến tranh sau Chiến tranh thế giới thứ hai và bị xử tử hình bằng hình thức treo cổ sau một cuộc bỏ phiếu của các thẩm phán Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông.

Theo ghi chép của nhà sử học La Mã là Publius Cornelius Tacitus, bạo chúa Nero đã dùng khủng bố làm chính sách cai trị. Vị Hoàng đế này là điển hình về phóng túng, buông thả, bạo ngược, tàn bạo và biến thái. Để thưởng thức cảnh tượng đại hỏa hoạn, ông ta nhất định hạ lệnh đốt thành La Mã. Về sau, vị Hoàng đế này lại vu oan cho các tín đồ Cơ Đốc giáo và lấy cớ này để đàn áp, trừng phạt họ.

Đồng thời, Hoàng đế Nero cũng ra lệnh, phái người đi tứ phía bắt giáo đồ cơ đốc giáo. Về sau họ còn đưa những giáo đồ cơ đốc giáo đến đấu trường để mặc cho mãnh thú xé xác, ăn thịt. Ngoài ra, có một số giáo đồ cơ đốc giáo bị vị Hoàng đế này trị tội trước dân chúng bằng cách đóng đinh họ trên thập tự giá.

Kinh khủng hơn, ông ta còn bắt một số giáo đồ cơ đốc giáo khác mặc quần áo nịt đúc bằng nhựa đường, hoặc bị cột vào “cọc thiêu sống” và đốt cháy. Nhưng rồi chỉ 4 năm sau, bản thân Nero đã phải nhờ người khác giết mình để tránh sống trong tủi nhục trong một cuộc lật đổ. Đế quốc La Mã cũng từng bước đi đến suy tàn và diệt vong.

Thời cổ đại, tiêu chuẩn đạo đức của con người là tương đối cao cho nên cổ nhân còn lưu lại rất nhiều câu tục ngữ, ngạn ngữ mà trong đó ẩn chứa trí tuệ nhân sinh và đạo đức cao thượng. Thuận theo việc tiêu chuẩn đạo đức ngày càng trượt dốc, con người hiện đại đã ngày càng khó lý giải hàm nghĩa chân chính của các câu tục ngữ, ngạn ngữ ấy, cho rằng đó chỉ là những câu nói thần thoại, mang tính giáo hóa suông…

Nhưng nếu có thể tĩnh tâm suy ngẫm một chút, chúng ta sẽ có thể hiểu ra những đạo lý ẩn chứa trong ấy, từ đó lựa chọn được hướng đi cho con đường đời của mình. “Trên đầu ba thước có Thần linh”, “không làm chuyện trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ thần gõ cửa”, trong cuộc sống, ai có thể hiểu được đạo lý này, hơn nữa còn có thể lấy đó làm bài học mà gắng sức hành theo thì nhất định sẽ tránh được vết xe đổ, có được tương lai tốt đẹp.

Theo trithucvn.net – An Hòa

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm