Tất-đạt-đa đi khất thực về, tôn sư Alara Kamala nói lòng tự tôn không làm khó được chàng, chàng nói với Tôn sư rằng chàng muốn được theo học ngài vì chàng không tin vào kinh Vệ-đà và các Pho sách cổ chỉ là truyền thống dù học thuộc hết vẫn không có câu trả lời. Tất-đạt-đa muốn tự mình trải nghiệm sức mạnh của nội tâm và chỉ có thiền định mới giúp được điều đó. Từ thiền định đến Du-già tam muội, hướng dẫn của Tôn sư sẽ giúp tìm được câu trả lời. Vị Tôn sư khen rằng đây là một ý tưởng rất hay và khát khao với trí tuệ sẽ chỉ dẫn Tất-đạt-đa tạo phước lợi cho chúng sinh.
Trong lúc ăn cơm, Thái tử không chỉ ăn một mình mà còn cho cả chuột ăn cùng với mình.
Thái tử muốn đặt tên con ngựa ở đây giống tên con ngựa của mình ở cung nhưng Tôn sư nói Thái tử phải xóa đi hết kí ức của quá kh.
Con ngựa của Thái tử ở nhà vì nhớ Thái tử mà bỏ ăn chết, Tất-đạt-đa cũng cảm nhận được điều này. “Ngay cả con ngựa là súc vật còn nhớ đến tình thương của Thái tử, ngựa còn không chịu được sự biệt ly và ly thương mà chết” Đức Vua đau khổ nhớ đến Thái tử, Ngài hứa sẽ tìm Thái tử trở về, mang ánh sáng cho Thành Ca tì la vệ.
Khi Tôn sư nhìn thấy Thái tử ngủ gió lạnh ở ngoài trời khi chưa được nhận làm đệ tử. Tôn sư nói Thái tử “đừng hà khắc quá với bản thân, đó là gánh nặng.” Thái tử mong muốn làm đệ tử, là đệ tử lý tưởng của hiền sư, hiền lành, trong sáng, biết làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình.
Sau bao thử thách, Tôn sư đã nhìn được con người nhân hậu của Tất-đạt-đa, ông nhận chàng làm học trò. Ngày Thái tử được nhận làm đệ tử chính thức thì có một học trò tên Nguyệt Túc (Chandopad) cũng được nhận, nhưng Thái tử chỉ có 2 ngày là được nhận còn Nguyệt Túc thì một tháng, điều này khiến anh ta thắc mắc, Tôn sư trả lời: “Tri thức chân thực thì giống như hạt muối bỏ xuống biển. Muối hòa tan không còn dấu vết. Nếu như đổ cát vào chén nước này, dùng tri thức của Du-già nên lý giải như thế nào?”
– Nguyệt Túc: “Đợi cát lắng xuống đáy thì nước sẽ trong, có thể dùng được rồi.”
– Thái tử: “hạt cát tượng trưng cho dục vọng, phẫn nộ, ngạo mạn và sự tham lam. Để điểu phục bốn thứ này, thì tâm thiền định mới lắng trong như nước.”
Tôn sư giảng rằng: “Trong triết học của phái Số Luận, bản thể và vật chất là hai yếu tố tồn tại. Bản thể chính là tâm. Vật chất là nhiều tầng nguyên tố. Bản thể và vật chất do dục vọng kết hợp lại với nhau, trói buộc lẫn nhau, giống như hai con rắn quấn vào nhau không chịu rời, từ đó mà sinh mạng được chào đời, không chỉ ở loài người, cây cối, thực vật, động vật, chim muông cũng vậy. Nhưng phải nhớ kỹ, dứt bỏ được dục vọng mới có thể giải thoát.”
– Thế nào gọi là Du Già Số Luận và Triết Học Số Luận?
– Cả 2 giống như là vực sâu không thấy đáy. Du già Số Luận là vấn đề giải thoát còn Triết Học Số Luận liên quan đến trí tuệ, giác ngộ. Một người chỉ biết đường nhưng chưa đi còn một người đi trên con đường đó, điều này khác biệt hoàn toàn. Dục vọng móng khởi trong lòng tạo ra thế giới tự nhiên cũng như tạo nên tư tưởng, ngược lại tư tưởng giúp tăng trưởng dục vọng, đây chính là một vòng tuần hoàn vô tận.
– Vậy làm sao có thể thoát khỏi được chúng?
– Người sơ cơ thì tập khống chế hơi thở. Trong Du-già Số luận thì bước này vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho tất cả. Chúng ta dùng một lỗ mũi để thở, sẽ thay đổi từng phút từng giây trong hiện tại. Thở bằng lỗ mũi trái, gọi là “Tả mạch” hay “Nguyệt mạch”, còn thở bằng lỗ mũi phải gọi là “Hữu mạch” và “Nhật mạch”, cả hai mạch này nằm hai bên cột sống của chúng ta. Chúng ta thực hành thở một trong hai bên cuối cùng sâu vào đến “Trung mạch”.
Đức vua vì chuyện của Thái tử mà đổ bệnh nặng. Cha Mẹ của Công chúa qua oán trách và và đòi đưa con gái Gopa về lại nhà nhưng Công chúa nhất định không về ở đây bố mẹ đối xử rất tốt với nàng và nàng cũng tin rằng một ngày chồng mình sẽ quay về.
Khi thiền thì Tất-đạt-đa vẫn luôn nghĩ về chuyện ngày xưa, không thể đạt được sự tĩnh lặng, chàng đi hỏi thầy lý do:
– Thưa thầy, con không thể đi sâu vào Thiền định, con luôn bị quấy rầy, lại còn rất đau khổ, con không thể nào đạt được sự tĩnh lặng hay sao
– Con hãy nhìn ngoài kia đi, hòn đá lướt đi trên mặt nước rồi lại chìm sâu dưới đáy trong giai đoạn đầu của thiền định, quá khứ, hiện tại cả tương lai luôn bao lấy con, những đám mây kia giống tư tưởng con người thay đổi khó lường nhưng vĩnh viễn không chạm tới bầu trời, khi nhập thiền định con phải làm sao giống như bầu trời kia, tư tưởng phải giống như mây tự do qua lại, còn tâm của con luôn luôn chuyên chú vào một nơi mà thôi, tập trung vào hơi thở thì những tạp niệm đó sẽ không còn, bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu âu lo, bao nhiêu bi thương đều ta theo mây khói, đến lúc đó có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng như bầu trời kia.
Tôn sư và tất cả mọi người bất ngờ khi biết rằng Tất-đạt-đa chính là Thái tử của Ca-tì-la-vệ. Các học trò cảm thấy khâm phục khi thấy Tất-đạt-đa chưa bao giờ kiêu ngạo Tất-đạt-đa nóng lòng đạt được trí tuệ của từ tâm, vứt bỏ hưởng lạc thế gian, trong lòng chỉ muốn cầu đạo. Tôn sư biết rằng lời tiên tri của Đại Tiên A-tư-đà đã hiển linh, ứng nghiệm, Tất-đạt-đã sẽ đưa loài người ra khỏi tối tăm và đau khổ, bước đến con đường ánh sáng tịch tịnh. tôn danh Tất-đạt-đa mãi mãi ghi danh vào sử sách loài người. Ngài rất xúc động khi đã được Tất-đạt-đa để mình làm thầy và không biết mình có đủ khả năng ấy không.
Nguyệt Túc tức giận vì bị Tôn sư bắt đi khất thực cho cả Tất-đạt-đa do Ngài muốn để Tất đạt đa không bị đánh thức dậy khi thiền, anh ta đã cố tình làm đổ bát cơm của mình và Tất-đạt-đa đã nhường phần cơm của mình cho anh ta
Tất-đạt-đa đến nhờ Thầy rằng mỗi khi tới giờ khất thực xin hãy đánh thức con ra khỏi Thiền định, con không muốn phiền người khác khấtthực giùm nhưng vị thầy dặn:
– Thiền định quan trọng hơn việc khất thực.
– Ban đầu thấy mình bay trong hư không, rồi dần dần quên khái niệm thời gian rồi sau đó mọi thứ biến thành hư vô, nhưng khi ra ngoài thiền định nó quay lại ban đầu
– Con đừng lo lắng vì tâm thiền chưa ổn định, cứ tiếp tục thâm nhập con sẽ trải nghiệm đến niềm an lạc từ cảnh giới hư vô, vạn vật cũng là vọng tưởng của chúng ta. Nhập sâu vào thiền định con sẽ phát hiện không có vật nào tồn tại, hoàn toàn trống rỗng, thắp sáng ngọn đèn trí, kiên định không thay đổi, tư tưởng dao động con không được động.
Đề-bà-đạt-đa đã xung phong lên đường tìm Tất-đạt-đa trở về.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-29-phim-hay.html