Các Vương quan trong triều lẫn người dân đều sỉ nhục Tì-Kheo cho rằng Ti-kheo lẫn Đức Phật chỉ là những tên lừa bịp không có thần thông gì cả, vì đụng chạm đến Đức Phật nên vị Tì-kheo Mục-kiền-liên đã dùng thần thông bay lên cao lấy cái bát khiến mọi người ngạc nhiên nể phục. Nhưng Đức Phật biết chuyện đã khiển trách và nếu ai tái phạm sẽ không còn là đệ tử của
Ngài vì Ngài muốn mọi người học theo tri thức chứ không phải tôn thờ sự thần kì.
- “Chúng ta dẫn dắt họ tìm đến chân lý. Bây giờ nếu các thầy Ti-kheo lo hiển bày thần thông sẽ khiến cho họ không tin vào chánh pháp, lại chuyển qua sùng bái cá nhân, sùng bái sự thần kì. Từ nay về sau Tì-kheo nào hiển bày thần thông trước người khác, người đó không thuộc tăng đoạn của ta, cũng không còn là đệ tử của ta nữa”.
Trên đường đi khuất thực, Đức Phật đã bị một người đàn ông mắng chửi là kẻ lừa bịp. Nhưng Ngài không để bụng mà còn giúp ông ta nhận ra rằng:
- “nếu anh mang món quà cho người khác mà người khác không nhận thì món quà đó là của ai, thì vẫn là của anh. Ta cũng như thế, những lời anh lăng mạ ta, ta không nhận thì cuối cùng nó vẫn là của anh”.
- “Chửi mắng người khác là một hành động xấu, sẽ không có kết quả tốt đẹp. Chỉ giống như tiếng vang của âm thanh, khiến lời nói ác quay lại vang dội trong tâm của anh, giống như con người không thể tách rời chiếc bóng ra được. Cũng vậy, ác hạnh cũng sẽ không xa rời người làm ác. Chúng sẽ trở lại, làm cho anh càng đau khổ hơn. Còn lời tỉnh thức giúp anh nhìn thấy mình, tà niệm, ác hạnh đều tan biến”.
Lời nói của Đức Phật khiến tà niệm và ác hạnh của người đàn ông dần dần biến mất.
Ở nhà, Công chúa đồng cảm nỗi khổ của chồng nên nàng cũng xuất gia tại nhà, ăn mặc như một nhà sư để ít nhất có thể cùng đồng hành với chàng, Đức vua không muốn nhìn Công chúa chịu khổ liền cho người đến nước Ma-kiệt-đà gọi Đức Phật về. Nhưng thâm tâm Công chúa không muốn làm viên đá cản con đường tu hành của chồng mình.
Vì căm thù cha mình đi theo Đức Phật và muốn chiếm ngai vàng, Thái tử A-xà-thế đã cho người hãm hại chính Cha của mình, Đức Vua Tần bà sa la.
Sau bao ngày lên đường thì Tể tướng và Xa-nặc cũng tìm được đến chỗ của Đức Phật, sau khi nghe tình cảnh trong hoàng cung thì Đức Phật cũng hứa sẽ quay trở về thành. Công chúa cũng được chàng báo mộng sẽ quay về.
Nàng Amrapali mang những thắc mắc của mình đi tìm và hỏi Đức Phật, cuộc sống phù hoa, sắc đẹp, danh lợi tất cả đều quan trọng hết hay sao? Đức Phật khiến nàng nhận ra trong cuộc sống này không có gì là vĩnh cửu cả, luôn vô thường, khiến trong lòng thấp thỏm lo âu sợ mất.
- “Sắc đẹp, tài sản có thể không có giá trị nhưng sự vấn vương bám víu vào những cái tốt cái đẹp khiến chúng ta bị buộc chặt vào nó. Trời sinh ra Ngã mạn và khiến chúng lớn lên nhưng nó chỉ là mây khói thoáng qua. Khi vào trong thiền định sẽ nhận ra những thứ chúng ta bám chấp chỉ là hư ảo, chẳng qua chỉ là hoa trong gương, trăng đáy nước, nỗi buồn đau sẽ từ từ tan biến để rồi có được sự hoan hỉ, an lạc, lúc đó ngay cả thần chết cũng không làm gì được chúng ta huống chi là sự già nua”.
Tể tướng cảm thấy ngạc nhiên sao trước một người xinh đẹp như nàng Amrapali mà Đức Phật có thể bình thản không xao động như vậy. Đức Phật trả lời rằng:
- “Vẻ đẹp hay xấu xí tất cả cũng chỉ là sự kết hợp của năm nguyên tố Đất, nước, gió, lửa và hư không tạo thành, tất cả vạn vật không có gì khác nhau, sự giản đơn của vũ trụ khiến chúng ta kinh ngạc. Nếu chúng ta dùng con mắt nghệ thuật để cảm nhận thì vạn vật trong thế gian đều không có gì xấu đẹp. Này gió, này mây, này ánh mặt trời hay dòng nước trong xanh, cảnh sắc ngày thu hay rừng trúc xanh tươi đều là rất đẹp, chỉ do chúng ta không chú ý đến vẻ đẹp của chúng mà thôi”.
- “Thứ có thể làm xao xuyến lòng người là vẻ đẹp người nữ. Nếu như say mê vẻ đẹp người nữ ấy thì người nam sẽ xa lìa con đường mình đang đi, nếu tiếp tục đi sâu vào thiền định thì những vật bên ngoài không còn lôi cuốn được mình nữa. Vẻ đẹp là vô thường, chưa bao giờ mang lại khổ đau”.
- “Với tâm từ bi và tự do, sẽ không bị bất cứ cái gì trói buộc cả, chính cái tâm ấy cảm nhận được tịch tịnh và sự an lạc, đó là chân lý. Cánh cửa luôn mở chỉ cần chúng ta cất bước lên và đi”.
Vậy là tể tướng liền muốn ở lại nơi đây, xin làm tỳ-kheo cho Đức Phật.
Khi Đức vua Tần-bà-sa-la đang ở cùng nàng Amrapali thì bị 2 tên vào ám sát nhưng Đức Vua đã hạ gục 1 tên, còn 1 tên thì được tha tội chết vì lúc đó Ngài chợt nhận ra là mình là đệ tử của Đức Phật, không được sát sinh. Và không cần tra hỏi ngài cũng đã biết ai là chủ mưu.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-39-phim-hay.html