Kedar và người thầy Mục-kiền-liên trên đường đi khất thực đã đến quê của thầy Kedar. Kedar không muốn ghé vào thôn của mình vì chính nơi đây anh đã bỏ vợ của mình để đi theo Đức Phật. Khi thấy Kedar, bố vợ anh ta đã cầm rìu đòi giết vì anh đã hủy hoại đời con gái của ông. Ông ta chửi luôn cả thầy Mục-kiền-liên khi bị Thầy can ngăn. Và tối hôm đó, Thầy Mục-kiền-liên bị hai kẻ giấu mặt lẻn vào sát hại.
Đức Phật làm lễ tiễn đưa thầy Mục-kiền-liên. Tên tuổi của thầy được lưu truyền mãi mãi.
Thầy Xá-lợi-phất sau khi mẹ thầy qua đời, thầy cũng quyết định nhập Niết bàn. Mong muốn của thầy là được ra đi trước Đức Phật.
Nay Đức Phật tự thấy cơ thể mình đã yếu, sắp đến điểm cuối cùng của chặng đường, nhưng Ngài vẫn đi thuyết pháp hằng ngày cho dân.
- “Đối với hàng con cháu thì phải yêu thương che chở, với người lớn tuổi thương yêu chăm sóc hết mình, cảm thông kẻ nổ lực cố gắng, kẻ sai trái nên rộng lượng với họ”
Ba điều quan trọng nhất
- chúng ta có yêu thương một cách chân thật hay không?
- chúng ta có sống trọn vẹn hay không?
- tiến thêm một bước chúng ta có buông bỏ mọi thứ hay không?
Chúng ta sinh tồn để tìm cầu ý nghĩa của sinh mạng khi chúng ta hy sinh bản thân, dâng hiến cả trái tim và thần thức của mình chính là lúc chúng ta thấy được chân đế sinh mạng.
Đức Phật an ủi Anan khi hai người thầy thân thiết của mình đã ra đi:
- “Sự sống và cái chết như bóng với hình, tụ hợp rồi cũng có lúc ly tan, hết thảy các pháp đều là vô thường không nên bám chấp vào nó, Mặt Trời lặn rồi lại mọc”
Đức Phật cũng cho tập trung các vị Tì-kheo để nhắc nhở các thầy hãy làm ngọn đèn của chính mình, chiến thắng bản thân mình quan trọng hơn chiến thắng người khác, bất luận là Chư-Thiên hay A-Tu-La, cõi trời hay chốn địa ngục.
Đức Phật nhìn thấy những khuôn mặt, hình dáng của những người thân yêu của mình đã ra đi theo quy luật của tự nhiên. Đức Phật cho mọi người đi đến Vaishali.
Đức Phật cùng Anan dừng chân ở miếu Champa, đột nhiên chim chóc im lặng, đất trời rung chuyển như động đất. Đức Phật quyết định sau 3 tháng nữa Ngài sẽ nhập Đại Niết-bàn, điều này khiến Anan buồn bã không tin đó là sự thật. Mỗi con người ai sinh ra cũng phải chết đi thôi, là bậc giác ngộ nhưng thân thể đã đến kỳ hạn, đã đến điểm cuối cùng của sinh mạng.
Đức Phật cho tập trung tất cả các Tì-kheo tại giảng đường Katugara, Đức Phật sẽ thuyết pháp cuối cùng ở đó. Bài giảng và lời dặn dò cuối cùng của Ngài:
“Có ba chân lý mà ai cũng thực hiện được
- Tâm rộng lớn
- Lời nói hòa nhã
- Trọn đời đem yêu thương phụng hiến.
Ba câu châm ngôn này là nền tảng xây dựng tình người, khiến chúng sinh yêu thương thân thiện.
– “Dù nghèo hèn hay giàu sang thì cuộc sống đều có khổ đau, chỉ khác biệt ở chỗ khổ ít hay nhiều.”
Ngài còn dặn các tỳ kheo phải tự mình lãnh hội rồi mới có thể chia sẻ cho người khác. Và không nên tin vội vào bất cứ điều gì, mà chỉ khi nào dùng học thức và trí tuệ, suy xét tư biện, rồi hãy xác định niềm tin không còn nghi ngờ.
Đức Phật mong muốn Ti-kheo và Tì-kheo-ni sẽ truyền bá chân lý vô thượng này tới tất cả chúng sanh, không vội tin bất cứ điều khi cho đến khi vận dụng học thức của chính mình.
Sinh ra rồi chết đi, khởi lên rồi diệt.
- Đức Phật tin có đời sau và không tin sự tồn tại của tự ngã vì không có tự ngã cũng có đời sau.
- Đức Phật cho rằng sinh khổ, sống khổ tất cả đều là khổ đau và Ngài đưa ra giải pháp để chấm dứt khổ.
- Đức Phật đến để buông bỏ thú vui giả tạo, dắt dìu tìm về cội nguồn sinh mạng, chỉ có bậc đại dụng mới làm được.
- Ngài dạy đạo không được sát sanh khiến chiến sĩ đều trở thành người tu hành, họ muốn thể hiện chính nghĩa nhưng họ luôn mang cảm giác tội lỗi, nhưng không sát sanh là một dạng chuyển hóa.
Đức Phật muốn đi Pava, kinh đô Tỳ-xá-ly, nơi có Cunda (Chand), đệ tử tại gia của Ngài mời Ngài đến dùng cơm trưa để Cunda được toại nguyện trước khi Đức Phật vào nhập Niết-bàn.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-52-phim-hay.html#more