Anand thắc mắc vì sao Đức Phật lại chọn thành Kushinanra để nhập Niết Bàn thì Ngài trả lời rằng vì Ngài còn một bài kinh chưa giảng và còn truyền giới cho một Tì-kheo cuối cùng.
Gần đến lúc nhập Niết Bàn thì Vua Malla cùng với rất nhiều người dân trong đó có đại sư Bà-la-môn Subhadra tới. Và Đức Phật đã thọ giới cho Subhadra – vị đệ tử cuối cùng. Ngài dạy chánh pháp duy trì chánh hạnh, chỉ dẫn đạt trí tuệ chân thật,
- “Từ trong cái diệt thấy được bất diệt, từ trong buồn đau nhìn thấy hoan hỉ, trong tàn bạo thấy được tình người, trong sự xấu xa thấy được sự tốt đẹp. Vô minh đã che lấp đi tầm nhìn của con người. Nếu chúng ta phá tan màn ảo tưởng đó thì hết thảy khổ đau sầu lo sẽ không còn, tự nhiên tan biến. Trong lòng chúng ta, từ bi và tha thứ bắt đầu thức giấc. Tình cảm chúng sinh đều là như nhau. Nếu ông không phải là người giác ngộ, sẽ không phát hiện được điều thú vị của giác ngộ. Nếu ông sinh lòng mong cầu giác ngộ thì ông cũng sẽ thành Phật”.
Đức Phật hỏi các vị Tì-kheo còn thắc mắc điều gì thì hãy hỏi Ngài, đừng để mất cơ hội, nếu còn sự nghi hoặc hãy hỏi để sau này không hối tiếc. Ngài hỏi 3 lần mà không ai đặt câu hỏi nữa chứng tỏ mọi tất cả đều đã hoàn toàn tin phục vào chân lý vô thượng mà Ngài đã chỉ bày.
Ngài còn dặn mọi người chỉ cần nương theo Đạo của ta mà ra sức tu trì, nhất định sẽ chứng nhập Niết Bàn.
Và lời giáo huấn sau cùng của Ngài:
– “Hãy thắp sáng ngọn đèn của chính mình. Hãy làm ngọn đèn của chính mình. Đi tìm trí tuệ của bản thân. Hãy thức dậy, hành trì chánh pháp, chuyên chú chánh niệm nơi nội tâm của con. Hãy quay về nương tựa nơi chính mình, đừng nương tựa vào ai khác. Tất cả, hết thảy đều vô thường. Các con hãy tự an trú vững chãi giữa mọi đổi thay, tinh tấn tu hành, siêng năng không mỏi mệt, quyết không bao giờ bỏ cuộc.”
Và sau câu nói cuối cùng, Đức Phật đã nhập Niết Bàn.
Các đệ tử đưa Ngài đến thành Kushinara để tiến hành lễ Trà-tì. Sau cùng thì lời tiên tri của vị Đại tiên Asita cũng trở thành hiện thực. Ngài đã đem hạnh phúc hết thảy chúng sanh. Nơi nào có bước chân Ngài đi qua đều trở thành chánh địa.
Sau khi hỏa táng xong, quốc vương các nước tranh nhau để đưa tro cốt của Đức Phật về nước của mình. Nhưng Đức Phật đã lường trước được điều này, Ngài để cho Bà-la-môn Drona sẽ là người giải quyết tranh chấp. Bà-la-môn Drona đưa ra sáng kiến đem Xá-lỵ cùa Phật chia làm tám phần bằng nhau, mỗi vị vua mang một phần Xá-lỵ của Phật, mỗi nơi tự xây tháp cúng đường. Tám phần thánh vật này chính là tượng trưng cho Đức Phật, đưa lời dạy và ký ức của ngài truyền đi khắp thế gian.
Câu nói cuối tập:
“Tôi nghe Đức Phật dạy rằng điều kỳ diệu lớn nhất không phải là nước hoặc gió mà cả thế giới đang sinh. Bốn bề quanh ta mỗi ngày đều có vô số điều kỳ diệu nhưng chúng ta lơ là không thấy. Trời xanh, mây trắng. . . tất cả vạn vật biến hiện. Cây sinh ra quả, thật là một hình thái hết sức diệu kỳ. Đôi mắt long lanh hiếu kỳ của trẻ thơ, chính là điều kỳ diệu của sinh mạng. Dưới ánh từ quang yêu thương của Đức Phật, niềm hạnh phúc của nhân loại đã lan truyền ra khắp thế giới. Dấu chân ngài in trên khắp mọi miền của Ấn Độ, Srilanka, Nepal, Tibet, China, Myanma, Indonasia,Vietnam, Japan… Vượt qua đại dương rộng lớn để đến đầu bên kia quả địa cầu trên đất nước Hoa Kỳ, Phật Giáo đã hưng thịnh. 2500 năm trước, Đức Phật đã mang lại phước lợi cho trái đất này, lưu truyền đến ngày nay, muôn đời bất diệt.”
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-54-phim-hay.html#more