Chỉ là việc tắm gội đơn giản hằng ngày nhưng nếu làm sai cách có thể khiến chúng ta phải nhận những hậu quả tồi tệ về sức khỏe.
Thời tiết đang chuyển sang mùa thu, nhiệt độ dần giảm xuống. Đối với những người bị bệnh tim mạch, đây là thời điểm dễ bị tái phát bệnh nhất. Vì vậy nếu có thói quen gội đầu trước khi tắm là bạn đang tự hại chính mình.
Việc gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể xảy ra phản ứng với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu bạn tắm nước lạnh việc này sẽ gây co thành mạch máu, làm cho mạch máu trở nên đông lại và dễ tổn thương. Còn nếu tắm nước nóng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong huyết áp. Nhiệt có thể gây giãn mạch. Vì vậy, trái tim của bạn cần phải làm việc nhiều hơn để bơm máu lưu thông trong cơ thể.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người khỏe mạnh, mà đặc biệt nguy hại cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, mạch máu hẹp. Vì vậy, nếu muốn gội đầu, hãy tắm trước để cơ thể kịp thích nghi với nhiệt độ, tránh sốc nhiệt và gây hại cho tim, não.
Nhiệt độ giảm đồng nghĩa với việc co thành mạch máu, gây tích tụ máu cục bộ.
Vậy chúng ta nên tắm gội như thế nào?
Mùa thu và mùa đông là những giai đoạn nguy cơ cao của bệnh tim mạch, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây khi tắm gội để bảo vệ tim mạnh khỏe:
-Trình tự tắm: Rửa mặt trước, rồi đến rửa chân tay, đợi cơ thể thích ứng với nhiệt độ nước, sau đó mới tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu.
– Nên tắm khi không đói và sau ăn một giờ đồng hồ: Nên tránh tắm khi đói vì lúc này lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.
– Chọn nhiệt độ nước thích hợp: nhiệt độ vừa phải, không quá cao hoặc quá thấp.
– Chú ý giữ ấm: sau khi tắm, lau khô toàn bộ cơ thể và sấy khô tóc càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, bệnh nhân tim mạch nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh vào mùa thu và mùa đông, chủ yếu bắt đầu từ thay đổi lối sống, kiểm soát huyết áp và chế độ ăn hợp lý.
– Lối sống lành mạnh: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu chỉ ra rằng ngay cả sau khi giảm cân, nguy cơ bị đột quỵ giảm 25% và nhồi máu cơ tim giảm 67% so với những người nghiện thuốc lá. Do đó, cai thuốc lá là điều quan trọng để phòng ngừa bệnh tim mạch.
– Kiểm soát huyết áp: Vào mùa lạnh, huyết áp của bệnh nhân thường cao hơn một chút so với mùa ấm, do đó bệnh nhân bị bệnh tim mạch phải thường xuyên theo dõi huyết áp để có phương án điều trị kịp thời nếu có biến động lạ.
– Chế độ ăn uống sạch: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy những người nạp nhiều chất béo có nguy cơ bị đột quỵ và mắc bệnh tim mạch cao.
Hãy chọn thực phẩm không chứa muối, ăn nhiều rau, trái cây và tránh ăn quá no.
– Chú ý giữ ấm: Khi tuổi đã cao, chức năng sinh lý giảm, sức đề kháng và thích ứng với thời tiết cũng yếu đi, bệnh tim mạch có nhiều khả năng tấn công hoặc tái phát. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến những thay đổi trong thời tiết để giữ ấm bất cứ lúc nào.
– Tập thể dục hợp lý và kiểm soát cân nặng: Bệnh nhân bị bệnh tim mạch nên tránh tập thể dục buổi sáng vì lúc này không khí lạnh tích tụ nhiều, tránh những môn thể thao mạnh như chạy, leo núi…
– Giữ cho tâm trí bình tĩnh: Bệnh nhân bị bệnh tim mạch nên thư giãn tâm trí và không để cảm xúc biến động quá nhiều.
An An(Dịch theo Sohu).