"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

Chỉ Cần Từ Bỏ Điều Này Là Cuộc Sống Sẽ An Nhiên Hạnh Phúc Theo Lời Phật Dạy

Hạnh phúc là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn, khát khao. Nhưng con đường đến hạnh phúc không phải là một điều mà ai cũng biết. Bởi hạnh phúc là một điều khó định nghĩa và mỗi người lại có hạnh phúc theo những cách khác nhau của riêng mình.

Những hạnh phúc này theo lăng kính của Đạo Phật thì chúng chính là mầm mống của sự khổ đau vì chất chứa nhiều sự lo âu, phiền não, sầu khổ. Ví dụ: Có người nói rằng, gần người mình yêu là hạnh phúc. Bạn có chắc chắn rằng người yêu ấy có chung thủy với bạn suốt đời không? Người yêu ấy không có bị sanh, lão, bịnh, tử không?

Nếu như tất cả đều theo ý muốn của bạn thì quan niệm hạnh phúc của bạn là đúng. Nhưng có bao giờ được như vậy không? Có những đôi tình nhân nghĩ rằng được sống gần bên nhau là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có hợp ắt phải có chia lìa, yêu nhau xa nhau sinh ra sầu khổ (ái biệt ly khổ). Trong cái hợp đã có mầm móng của sự chia lìa.

Điều họ nghĩ: “đau khổ vì nhau, buồn nhớ vì nhau là hạnh phúc” hạnh phúc của họ là thứ hạnh phúc chờ đợi héo mòn, và hạnh phúc của sự âu lo. Thật sự, hạnh phúc của ái tình rất mong manh, chóng tàn, là thứ tạm bợ, giả tạm mà có trong chốc lát, chứ không phải hạnh phúc miên viễn.

Vì sao nói hạnh phúc của thế gian luôn luôn có sự ưu não, buồn khổ? Bởi vì, hạnh phúc ấy xuất phát từ lòng tham ái, chấp thủ. Ở đâu có mặt của tham ái, ở nơi đó có mặt của đau thương và thù hận.

Nhất là trong vấn đề tình yêu đôi lứa thường hay thờ thốt với nhau, tiếng nói ấy cũng chính từ cái tâm chấp ngã mà có đôi khi để đánh lừa đối tượng, không phải thứ tình yêu chân thật.

Một người có tình yêu chân thật thì luôn có sự hy sinh và trao tặng cho người mình yêu thương, không mong cầu đón nhận. Tình yêu còn có bản ngã, còn có chấp thủ thì sao có sự hạnh phúc chân thật và bền vững được. Nên chúng ta hãy xem quan niệm hạnh phúc trong phật giáo như thế nào?

1. Chân thành, chân thật

Điểm quan trọng nhất khi muốn từ bỏ sân hận là phải thành tâm. Khi ta gây ra lỗi với người khác hay người khác gây ra lỗi với ta, hãy bằng tấm lòng thật nhất mà đối đãi với nhau, trò chuyện và chia sẻ với nhau, tha thứ cho nhau. Đến với nhau bằng tâm thì con người mới có thể hiểu được giá trị của tình cảm mà buông bỏ sân hận

2. Lời nói hiền hòa 

Sân hận có thể bắt nguồn từ những lời lẽ thiếu chừng mực, thiếu tôn trọng nhau. Vì vậy, Phật dạy cách từ bỏ sân hận là hãy nói với nhau bằng thái độ tích cực, lời nói hòa nhã, uyển chuyển. Nhưng không phải là những lời văn hoa “chót lưỡi đầu môi” mà phải xuất phát từ tấm lòng, chỉ nói điều thật.

3. Giữ tâm từ bi 

Đây là yếu tố cốt lõi trong việc học cách từ bỏ sân hận. Chỉ khi bản thân ta kiên định với sự từ bi thì mới có thể dùng nó đối đãi với người khác. Trong Phật giáo, từ bi là nguyên lý cao nhất, mọi con người sống đều lấy từ bi làm đầu. Khi có lòng từ bi, thì sẽ làm được cả 4 yếu tố trên, biết chọn thời điểm, biết dùng lời lẽ ôn hòa, biết chân tâm thành ý, biết hòa nhã, uyển chuyển. Đôi bên cùng lấy từ bi đối đãi với nhau thì không bao giờ nảy sinh sân hận. Có lỗi cùng vị tha, có hiểu lầm cùng tháo gỡ.

Hạnh phúc, an vui đâu phải khó tìm, cuộc sống an nhiên sẽ tốt đẹp hơn nếu con người biết dụng lời Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Giữ tâm an thì thân lạc. Hãy nhớ đừng quên.

4. Nói điều có ích 

Không trình bày dài dòng, không nói điều vô bổ, Phật dạy nói lời hay, ý đẹp, có ích, tiết kiệm thời gian lại hiệu quả. Người khôn ngoan muốn đặt giá trị lợi ích lên trên các mối quan hệ giao tế thì sự hiểu biết, cảm thông, xây dựng là những yêu cầu không thể thiếu. Trong đối thoại, chỉ đề cập đến những gì thật sự có lợi ích nhằm giúp cho người nghe có những thay đổi tích cực.

Theo taman.tv

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm