"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

JNANA YOGA: Là con đường minh triết.


Người thực tập JNANA YOGA họ thường dựa theo cơ sở của những cái trước, cái sẳn có mà họ lý luận để tìm ra chân lý, hoặc là họ có những ý nghĩ, ý tưởng mới. Đây là dạng Yoga mà tất cả các lĩnh vực trong xã hội nào cũng đều áp dụng. Nguyên lý của nó là ” đưa ra một vấn đề, tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo, cuối cùng là giải quyết vấn đề đó”.

Nó thích hợp cho những nhà trí thức và khoa học, dùng trí tuệ và triết lý để hướng tới phát triển tâm linh. JNANA YOGA được xem là phương pháp tu luyện khó khăn nhất trong các loại Yoga, nó chỉ sau RAJA YOGA. Người theo JNANA YOGA không dùng đức tin để tạo sự sùng tín như BHAKTI YOGA, hay dùng thân xác để hành động như KARMA YOGA, hoặc tập những động tác [asana] như HATHA YOGA.

Phép tu này đòi hỏi hành giả phải có một trí óc nhạy bén, một trí tuệ sáng suốt. Phải vận dụng trí óc thông minh, sáng tạo… luôn luôn học hỏi, sưu tầm, suy niệm… để thông hiểu những lẽ nhiệm mầu tiềm ẩn trong con người, thí dụ như họ tự đặt câu hỏi : Ta là ai… từ đâu tới… tới làm gì… rồi cuối cùng… đi về đâu? Hoặc là tại sao vạn vật đồng nhất thể? Tại sao con người được gọi là tiểu vũ trụ? Hoặc là để hiểu những cơ cấu của vũ trụ. Sự cấu tạo của một hạt cát bé tí tẹo đối với một quả địa cầu to lớn này nó có liên quan như thế nào? Có rất nhiều và rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy mà hành giả JNANA YOGA lúc nào cũng tìm lời giải đáp xác thực và áp dụng vào việc tu hành.

Nó cũng giống như các nhà bác học tìm kiếm nguyên lý của nền khoa học đối với quả địa cầu, đối với vật chất hiện hữu. Phép tu này ở trong Phật giáo gọi là “thiền công án” hoặc “khán thoại đầu”. Đây là một dạng YOGA gây rất nhiều khó khăn cho người thầy. Người học trò thường hay đặt ra nhiều câu hỏi, và người thầy phải trả lời. Nếu người thầy trả lời không được thì người thầy đó phải xem câu hỏi đó là một công án để mà suy niệm. Nhưng thường thì việc này ít khi xảy ra, bởi vì các thầy đời nay thường áp đặt, hoặc tạo ra một công án để cho người học trò suy nghĩ và nghiên cứu.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm