"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

MỘT NGƯỜI SỐNG LÂU THƯỜNG THÍCH ĐI BỘ NHƯNG ĐI BỘ THEO 4 KIỂU NÀY LẠI CHỈ KHIẾN SỨC KHỎE YẾU THÊM.

Không phải lúc nào đi bộ cũng tốt, nếu phạm phải 4 sai lầm dưới đây thì mọi người rất dễ bị chấn thương khi đi bộ.

Tập thể dục là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Trong đó, đi bộ là một trong những bài tập phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Đi bộ có nhiều ưu điểm như không bị giới hạn về thời gian và không gian, người tập có thể chủ động về cường độ tập sao cho phù hợp với thể trạng của mình.

Đi bộ giúp tăng cường rèn luyện thân thể, cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, lo âu, phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, loãng xương, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp kéo dài tuổi thọ. ..

Đi bộ giúp tăng cường rèn luyện thân thể, cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, lo âu…

Tuy nhiên, không phải lúc nào đi bộ cũng tốt, dưới đây là 4 sai lầm khiến mọi người dễ bị chấn thương khi đi bộ.

Những sai lầm cần tránh khi đi bộ

1. Chọn sai thời điểm

Nhiều người thích đi bộ ngay sau khi dùng bữa để thư giãn và làm tiêu hao hết lượng thức ăn còn dư thừa. Thực tế, sau mỗi bữa ăn, lượng máu đổ dồn về đường tiêu hóa rất nhiều, nếu đi bộ ngay có thể gây nhồi máu cơ tim, viêm, loét dạ dày. Tốt nhất là sau khi ăn, nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới đi bộ.

2. Đi bộ quá nhiều 

Tập thể dục là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực. Thế nhưng, không có nghĩa là càng tập luyện nhiều thì càng tốt. Khi đi bộ, nhiều người vận động với cường độ mạnh, chẳng hạn như đi bộ hàng chục nghìn bước mỗi ngày, điều này sẽ làm tổn thương đầu gối, thậm chí là gãy đầu gối. Các bác sĩ khuyến cáo, người khỏe mạnh không nên đi bộ quá nhiều hoặc quá ít, số bước chân vận động lý tưởng là 5.000-10.000 bước/ngày.

3. Chọn sai vị trí

Bạn không nên đi bộ bên lề đường – nơi có nhiều phương tiện đi lại, vì có thể gây ảnh hưởng tới giao thông và hít phải khói bụi từ các phương tiện. Ngoài ra, nên chọn địa điểm đi bộ là nơi có nhiều cây xanh, con đường rộng rãi, tránh những nơi có nhiều khói bụi để không ảnh hưởng đến phổi.

4. Không khởi động trước khi đi

Dù bạn đang theo bất kỳ lộ trình tập luyện nào, cường độ cao hay thấp, đều cần khởi động thật kỹ trước khi tập luyện và việc đi bộ cũng không ngoại lệ. Thói quen này giúp bạn tránh khỏi các chấn thương không mong muốn trong quá trình tập luyện, đạt được hiệu quả cao nhất của mỗi bài tập.

Thông qua cách đi bộ, nhận biết tuổi thọ như thế nào

– Tư thế bước đi

Khi đi bộ, tư thế bước đi rất quan trọng, thông qua đó có thể đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của một người. Cụ thể, người khỏe mạnh, sống thọ khi đi bộ luôn ngẩng cao đầu, thắt lưng duỗi thẳng, người tràn đầy năng lượng, sải chân lớn, đầu hướng về phía trước. Ngược lại, nếu bạn không có những đặc điểm trên hoặc có tư thế đi bất thường, đó có thể là dấu hiệu của một cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

– Dáng đi

Trong khi người sống thọ có dáng đi khỏe khoắn, mạnh mẽ thì người có tuổi thọ kém sẽ khó giữ thăng bằng, bước đi chậm chạp, dễ ngã.

– Hoạt động của tim, phổi

Trong quá trình đi bộ, người khỏe mạnh có nhịp thở và tim đập đều, không thấy đau ở bộ phận nào (trừ những ngày mới bắt đầu tập luyện thì có thể đau bắp thịt ở chân), có thể nói chuyện với bạn đồng hành mà không thở gấp.

Ngược lại, nếu có những dấu hiệu như đi vài bước lại bị hụt hơi, tức ngực, đau ở hàm, đau cổ tay hoặc đau tay trái, tim đập như “trống lảng”… thì cần dừng việc vận động, đồng thời đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Cách đi bộ giảm mỡ nhanh của người Nhật

Nhật Bản là một trong những quốc gia chăm chỉ đi bộ nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp tới trường. Các nhân viên văn phòng Nhật Bản cũng dành nhiều thời gian hơn để đi lại mỗi ngày, trung bình nhân viên văn phòng dành một hoặc hai giờ mỗi ngày để đi bộ, đi xe điện và đi xe đạp.

Nguyên tắc đi bộ giảm mỡ bụng của người Nhật như sau:

– Bước chân phải lên và hít sâu, hóp bụng.

– Bước chân trái lên và thở ra, ưỡn bụng.

– Lặp lại các động tác trên và luyện tập chúng ít nhất từ 30 phút đến 60 phút một ngày.

Theo Đỗ Đỗ

Trí thức trẻ

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜI CAO TUỔI: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

    22/06/2024

    Vấn đề sức khỏe tinh thần của người cao tuổi Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người cao tuổi mắc các vấn đề sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ,… đang có xu hướng gia tăng. Ở Việt Nam, ước tính ...

  • TỔNG KẾT VIỆC TÀI TRỢ XÂY CẦU THANH PHÚC (CẦU TUỆ TÂM 402) – BẾN TRE.

    06/06/2024

    Cầu Thanh Phúc (Cầu Tuệ Tâm 402) đã được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 25/05/2024 trong niềm vui mừng, phấn khởi và tràn ngập hạnh phúc của bà con nhân dân Ấp Sơn Qui, Thị Trấn Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Tổng kinh phí liên quan đến việc xây cầu là 269.000.000 ...

  • TỔNG KẾT HÀNH TRÌNH LAN TỎA YÊU THƯƠNG NĂM 2023

    01/01/2024

    Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, chuyển giao năm cũ và năm mới, chúng ta biết ơn những phước lành khi lại có dịp cùng nhau nhìn lại những thành quả ý nghĩa trong suốt hành trình “Lan Tỏa Yêu Thương” của năm 2023.

  • ĐƯỜNG TRONG TRÁI CÂY CÓ LỢI HAY CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE?

    24/12/2023

    Đường trái cây không gây hại cho sức khỏe, trừ phi ăn với số lượng lớn Một trong những khuyến cáo sức khỏe phổ biến nhất thế giới là hãy ăn nhiều trái cây và rau củ. Trái cây tốt cho sức khỏe vì có nhiều chất xơ, vitamin, chất chống ô xy hóa và ...

Xem thêm