Mặc dù đều là những loại cây, củ ngon, bổ nhưng nếu ăn phải những bộ phận có độc, có thể gây ngộ độc, nguy hại cho cơ thể, thậm chí mất mạng.
Tận dụng các bộ phận của rau củ để nấu ăn là một biện pháp tránh lãng phí được nhiều bà nội trợ áp dụng; tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân, hạt… lại chưa nhiều độc tố nguy hiểm, cần loại bỏ trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào.
Lá cà chua
Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).
Hạt củ đậu
Theo GS, TS Đỗ Tất Lợi – Nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam, Củ đậu hay còn gọi là củ sắng, tên khoa học là Pachyrhizus, thuộc họ Cánh bướm Fabacede. Cây củ đậu cho rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc.
Chất độc Rotenon tập trung trong hạt củ đậu và trong lá (với hàm lượng thấp hơn), thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
Nếu ăn phải hạt củ đậu hoặc hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế xuất từ Rotenon, sau 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng diễn biến nhanh và nặng có thể tử vong từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ. May mắn sống sót có thể để lại di chứng.
Cành và mầm khoai tây
Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao.
Gừng đã bị thối
Gừng sau khi bị thối sẽ sinh ra một chất có độc tính cao khiến tế bào gan biến dạng, hoại tử, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.
Khoai lang có đốm đen
Khoai lang để lâu không được bảo quản đúng cách sẽ xảy ra hiện tượng bị đốm đen vỏ ngoài, hoặc mốc meo, phân hủy. Khi khoai có đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần, khoai trở nên nhạt và đắng. Nếu chúng ta ăn vào loại khoai này sẽ gây hại cho gan. Các chất độc không phân hủy trong khoai kể cả khi nấu chín sẽ tích trữ trong cơ thể gây hiểm họa khó lường.
Cà chua còn xanh
Giống như khoai tây, cà chua xanh cũng chứa nhiều độc tố solanine. Sau khi ăn vào sẽ gây bồn nôn, ngộ độc cho người sử dụng. Cách tốt nhất để chế biến cà chua là chờ khi nó chín đỏ và chín đều trên bề mặt vỏ bên ngoài. Kể cả còn một ít màu vỏ xanh loang lổ cũng không nên ăn.
Bắp cải thối
Bắp cải thối được xem là một trong những món ăn độc hại được các chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không nên ăn. Rau cải thối dễ dàng sinh vi khuẩn, tạo ra chất nitrit độc hại. Sau khi ăn chất này, cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi….Trường hợp nặng có thể gây ra chuột rút nặng, hôn mê.
Hạt táo
Có thể bạn đã từng nghe hoặc chưa biết, trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột.
Bình thường, lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra, trừ khi bạn nhai nát hạt táo trước khi nuốt nó vào bụng. Bạn sẽ phải tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ để có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì bạn cũng nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn bởi đơn giản là chúng cũng có vị không hề hấp dẫn.
Quả của cây măng tây
Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn. (Hầu hết những cây được lai tạo ngày nay đều là giống đực và không có quả.) Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng! Những quả mọng này mặc dù không tiêu diệt bạn những sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu do sự hiện diện của các sapogenin, một chất độc nhẹ đối với con người và có thể gây ngộ độc cho động vật. Nếu ăn những quả mọng này, chúng sẽ khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.
Lá đại hoàng
Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành khi kết hợp với những trái dâu thơm ngọt, tuy nhiên nếu ăn nhầm lá của loại cây này thì bạn sẽ có nguy cơ phải đi cấp cứu.
Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.
Lá và hoa của cây cà tím
Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.
Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.
Cây cơm cháy
Tất cả các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể gây độc cho con người và động vật, nhất là rễ, lá, thân và các cành – tuy nhiên cả quả và hoa cũng chứa độc tố. Cả cây có chứa những hợp chất có thể sản sinh ra acid hydrocyanid, và có thể giải phóng cyanid.
Việc loại bỏ các hợp chất giải phóng ra cyanid được khuyến cáo khi sử dụng các bộ phận như hoa và quả cơm cháy, và bạn cũng nên tránh tất cả những phần khác của loài cây này.
Ăn quả cơm cháy chưa chín hay chưa được nấu có thểgây buồn nôn và nôn mửa, do vậy tốt nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn từ công thức nấu ăn thay vì tự ý chế biến theo ý mình.