Những câu chuyện ngắn ý nghĩa trong cuộc sống luôn để lại một thông điệp gì đó, một bài học đáng suy ngẫm, một ý nghĩa sâu sắc hay chỉ đơn giản là mẫu chuyện vui thoáng qua. Nếu xét về tất cả các khía cạnh thì những câu chuyện ngắn này không hoàn toàn chính xác, dù sao thì nó cũng được viết theo góc nhìn chủ quan của tác giả. Có nhiều người xem những câu chuyện mà họ đọc qua là chân lý sống, nhưng với tôi đó là những kiến thức đa dạng, đa góc nhìn, giúp tôi hoàn thiện mình hơn trên con đường phát triển tâm linh.
Một Số Câu Chuyện Ngắn Ý Nghĩa Của Phật Giáo
Con Giun
Có một câu chuyện thú vị về hai nhà sư sống cùng nhau trong một tu viện. Họ là những người bạn tuyệt vời, ít lâu sau cả 2 cùng qua đời. Một trong số họ đã được tái sanh vào cõi trời, một vị sư khác đã được tái sanh như một con giun trong đống phân.
Người trên cõi trời đã có một thời gian tuyệt vời, thưởng thức tất cả những thú vui trên trời. Nhưng anh ta bắt đầu suy nghĩ về người bạn của mình. Vì vậy, anh đã tìm khắp nơi trên cõi trời, nhưng không thể tìm thấy một dấu vết về người bạn của mình.
Sau đó, anh tìm kiếm xuống cõi người, nhưng cũng không thể nhìn thấy bất kỳ dấu vết của người bạn thân của mình ở đó, vì vậy anh nhìn xuống cõi động vật và sau đó là côn trùng.
Cuối cùng anh ta cũng tìm thấy người bạn của mình, được tái sinh như một con giun trong đống phân … Wow! Anh ta nghĩ: “Tôi sẽ giúp đỡ bạn của tôi, tôi sẽ xuống dưới đống phân và đưa anh ấy lên trời để anh ấy cũng có thể thưởng thức những điều vui vẻ và hạnh phúc trong cõi tuyệt vời này.”
Vì vậy, anh ta đi xuống đống phân và gọi người bạn tri kỷ của mình. Con giun nhỏ chui ra từ đống phân và nói: “Bạn là ai?”, “Tôi là bạn của bạn, chúng ta từng là những nhà sư thân thiết với nhau trong một kiếp quá khứ, và tôi đến để đưa bạn về cõi trời, nơi cuộc sống thật tuyệt vời và hạnh phúc.”
Nhưng con giun nói: “Đi đi, tôi không cần!”, “Nhưng chúng ta là bạn, và tôi sống trên cõi trời, nơi có nhiều điều thú vị” và ông mô tả cõi trời cho bạn của mình. Nhưng con giun nói: “Không cảm ơn, tôi khá hạnh phúc ở đây, trong đống phân của tôi, anh hãy đi đi!”
Sau đó, người ở cõi trời suy nghĩ: “Nếu mình cố gắng nắm lấy anh ấy và lôi anh ấy thoát khỏi đống phân để lên cõi trời, anh ấy có thể tìm lại chính mình.” Vì vậy, người cõi trời nắm lấy con giun và bắt đầu kéo đi. Nhưng thật không may, con giun bị đứt làm đôi, vì nó bám quá chặt vào đống phân của mình. Có bao nhiêu người trong chúng ta bị dính vào “đống phân” của mình?
Đứa Con Bị Mất
Vì vợ mất sớm, nên người bố rất yêu thương đứa con trai 8 tuổi của mình. Trong lúc lên thị trấn để mua dụng cụ làm nông, thì ngôi làng nơi ông ấy sống bị bọn cướp đốt cháy và chúng đã đưa con trai của ông đi. Khi người bố trở về, ông thấy những tàn tích và hoảng hốt.
Ông đã tổ chức lễ hỏa thiêu, thu thập tro tàn và đặt chúng trong một chiếc túi nhỏ xinh đẹp mà ông luôn giữ bên mình. Sau đó, ông dựng tạm lại ngôi nhà và chôn mình trong đó với những kỷ niệm đẹp về đứa con kháu khỉnh.
Một tuần sau, con trai của ông trốn thoát khỏi bọn cướp và tìm cách trở về. Ông ta đau buồn khi nghe tiếng gỏ cửa: “Ai vậy?”, đứa trẻ trả lời: “cha ơi con về nè, mở cửa ra đi cha!”
Nhưng trong trạng thái tuyệt vọng, tâm trí của ông đã thuyết phục rằng con trai ông đã chết, ông nghĩ rằng một số cậu bé đang trêu ghẹo trên nỗi đau của mình. Ông hét lớn: “Đi đi, đừng làm phiền ta nữa!” và tiếp tục khóc. Một lúc sau đứa trẻ rời đi.
Từ đó họ không bao giờ gặp lại nhau. Sau câu chuyện này, đức Phật nói: “Thỉnh thoảng, đâu đó, bạn lấy cái gì đó làm chân lý. Nếu bạn bám vào nó quá nhiều, ngay cả khi sự thật đến với bạn và gõ cửa nhà bạn, bạn sẽ không mở ra để đón nhận nó.”
Danh Hiệu Đức Phật A Di Đà
Một phụ nữ thực hành niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, cô ấy thực hành như thế trong hơn 10 năm, nhưng cô ấy vẫn còn rất nóng giận, và hay la hét mọi người. Một người bạn muốn dạy cho cô một bài học, và một buổi sáng khi cô bắt đầu thực hành, thì anh ta đến nhà và gọi: “Alice Nguyen, Alice Nguyen!”
Đang lúc thực hành tâm linh, nên cô rất tức giận, nhưng cô tự nói với mình: “Tôi phải đấu tranh chống lại sự tức giận của tôi, vì vậy tôi sẽ bỏ qua nó.” Và cô ấy tiếp tục niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật – Nam Mô A Di Đà Phật”. Nhưng người bạn của cô lại tiếp tục gọi tên cô ấy, nhiều hơn và to hơn.
Cô ấy đã đấu tranh chống lại nó và cô ấy tự hỏi có nên dừng việc thực hành lại để ra nói chuyện với người bạn của mình không, nhưng cô ấy vẫn tiếp tục niệm, với âm thanh to hơn: “Nam Mô A Di Đà Phật – Nam Mô A Di Đà Phật”. Người đàn ông bên ngoài nghe thấy và tiếp tục gọi tên cô ta: “Alice Nguyen, Alice Nguyen!”
Sau đó cô không thể chịu được nữa, nhảy lên, đi đến cổng và hét lớn: “Tại sao bạn phải cư xử như thế? Tôi đang niệm Phật, bạn đừng la hét tên tôi nữa!”
Người bạn đó mỉm cười với cô ấy và nói: “Tôi chỉ gọi tên bạn trong mười phút và bạn rất tức giận. Bạn đã gọi tên Đức Phật A Di Đà hơn 10 năm nay, thử tưởng tượng xem, Ngài ấy giận dữ đến thế nào! Muốn về cõi Tây Phương của Đức Phật A Di Đà thì không chỉ đơn giản là gọi tên của Ngài.”
Tách Trà Người Nhật
Một sinh viên hỏi Suzuki Roshi tại sao người Nhật làm tách trà của họ quá mỏng, chúng trông có vẻ dễ vỡ. “Không phải là chúng quá mỏng” ông trả lời, “chúng dễ vở nếu như bạn không biết cách xử lý chúng. Bạn phải điều chỉnh bản thân mình với môi trường, chứ không phải ngược lại.”
Gánh Nặng
Hai tu sĩ trở lại tu viện vào buổi chiều. Trời đã mưa và có những vũng nước ở bên đường. Ở đằng xa, một cô gái trẻ xinh đẹp không thể băng qua bên kia được vì một vũng nước lớn. Một nhà sư lớn tuổi đi đến chỗ cô ấy để cõng cô qua bên kia, và họ tiếp tục đi đến tu viện.
Vào buổi tối, nhà sư trẻ đến gặp tu sĩ cao tuổi và nói, “Thưa Ngài, như các nhà sư, chúng ta không thể chạm vào một người phụ nữ?”
Vị sư già trả lời: “Vâng, người anh em”. Rồi vị sư trẻ hỏi lại, “nhưng thưa Ngài, tại sao Ngài lại cõng người phụ nữ đó qua bên kia đường?”
Vị sư già mỉm cười với anh ta và nói: “Tôi đã để cô ấy ở bên kia đường, nhưng bạn vẫn mang cô ấy về đến nhà!”
Mặt Khác
Một ngày nọ, một người Phật tử trẻ tuổi trên đường về nhà, anh nhìn thấy con sông rất rộng và sâu. Ngạc nhiên nhìn chằm chằm vào chướng ngại vật lớn phía trước, anh suy nghĩ nhiều giờ về cách vượt qua con sông rộng lớn như thế nào. Ngay khi anh ta sắp từ bỏ ý nghĩ, tiếp tục cuộc hành trình đi đường vòng để về nhà.
Bỗng nhiên anh nhìn thấy người thầy tuyệt vời của mình ở phía bên kia con sông. Người Phật tử trẻ tuổi hét lên: “Ôi trời ơi, Thầy có thể cho con biết làm thế nào để đi sang bờ bên kia của con sông này”? Người thầy của anh ngẫm nghĩ một lúc nhìn lên và xuống dòng sông và hét lại, “Đó cũng là câu hỏi mà Thầy định hỏi con đấy!”
Vòng Luân Hồi
Hãy tưởng tượng cảnh này: một người đàn ông ngồi trước nhà mình, ăn một con cá trong ao đằng sau nhà, và ôm con trai mình trong lòng. Con chó chạy ra ăn xương cá nhưng bị người đàn ông đuổi đi. Đây là một cảnh tượng bình thường ai cũng có thể nghĩ ra, nhưng dựa theo thuyết luân hồi:
“Anh ta ăn thịt của cha mình và đuổi mẹ mình đi, kẻ thù mà anh ta đã giết đang hạnh phúc trong lòng anh ta, người vợ đang gặm xương của chồng, Vòng luân hồi có thể là một trò hề.”
Chuyện gì đã xảy ra? Cha của người đàn ông đã chết và được tái sinh như một con cá trong ao, vì lúc còn sống ông ấy dành hết thời gian để chăm lo cho ao cá này, người đàn ông đã bắt cha của mình lên và ăn. Mẹ của người đàn ông rất gắn bó với ngôi nhà nên bà đã được tái sanh làm con chó để canh giữ nó.
Kẻ thù của người đàn ông đã bị giết vì có tình cảm với người vợ của mình. Và bởi vì kẻ thù rất gắn bó với cô ấy, nên anh đã được tái sinh như con trai của cô.
Trong khi đang ăn thịt của cha mình, con chó (mẹ ông) ăn xương cá (chồng mình) đã bị đánh đập và đuổi đi bởi con trai bà. Đứa con trai nhỏ của ông, kẻ thù của ông, đang ngồi hạnh phúc trong lòng.
hoasenphat.com