Đức Phật biết Công chúa đồng khổ với mình từ bữa cơm cho tới giấc ngủ, ăn mặc cũng giản dị, Gopa phải vượt qua bao sự quyến rũ, đặt niềm tin và sự kiên định của mình theo năm tháng.
Công chúa thắc mắc làm sao Đức Phật có thể sống trong rừng sâu, trải qua bao khổ nạn?
- “Người nữ sống trong sự ràng buộc cũng có thể đạt được sự giải thoát nhưng tâm tư giữa nam và nữ không hề giống nhau. Nếu như nước không nhờ ánh sáng mặt trời để bốc hơi lên thì không thể hình hình thành những giọt mưa, ta cần cắt đứt mối quan hệ trần thế, lấy mọi khổ nạn để rèn luyện thân thể, dập tắt mọi tạp âm trong tâm của mình, sống nơi chỗ đơn độc vắng vẻ để hàng phục nội tâm của mình, khi nội tâm giải thoát sẽ thành chánh giác, chân lý vô thượng này không chỉ riêng mình ta mà là của chúng sanh”.
Điều đó chứng tỏ Đức Phật sẽ không ở bên cạnh Công chúa và Rahula được, Ngài phải đi tiếp, phải giúp chúng sinh giải thoát khỏi sự đau khổ. Khắp thế gian đều là nhà của ta. Ngài cũng nói cho Công chúa biết Ngài biết ơn nàng về mọi sự hy sinh của nàng không chỉ mỗi bao năm vừa rồi mà còn ở bao nhiêu kiếp đã qua.
Đức Phật dùng cơm ở hoàng cung cũng chỉ ăn chút bánh giống như đi khất thực vì không chú tâm vào thức ăn thì ăn gì cũng như nhau. Đức Phật cảm ơn chân thành tận đáy lòng:
- Hoàng hậu: trả giá và hi sinh nhiều thứ, tình yêu bao la như ngọn đèn chỉ đường, sự chúc phúc như hành trang nâng bước.
- Gopa: từ bỏ mọi sự yêu thích của bản thân mình để ủng hộ khổ hạnh, làm tròn trách nhiệm, lo lắng cha mẹ và Rahula.
- Thím Mangala: hướng dẫn con đường tu hành, thấy được chân tướng thế gian tràn ngập đau khổ bao la.
Đề-bà-đạt-đa nhìn thấy Đức Phật chỉ có vải thô, đi xin ăn liền chế giễu Ngài. Đức Phật vẫn rất bình tĩnh và nói cho hắn hiểu rằng ngài ra đi không vì sự thắng lợi mà vì sự mất đi: “mất đi giận dữ, mất đi tham lam, mất đi đố kỵ và sự hận thù, mất đi ganh ghét, giờ đây chỉ là bờ tịch tịnh. Và nóng giận sẽ làm anh khổ đau. Tranh cãi sẽ gây ra phẫn nộ, khiến con người dừng bước trước chân lý, chỉ là sự biện hộ cho bản thân mình. Nóng giận giống như đốm lửa trong bàn tay, chúng ta luôn muốn quẳng cho người khác, nhưng trước khi quẳng đi thì tay ta đã bị bỏng trước.”
Đức vua rất buồn khi nhìn thấy Đức Phật lại đi khất thực trên chính đất của ngài, nơi mà Đức Phật đáng ra sẽ trị vì. Nhưng Hoàng hậu đã an ủi Nhà vua và nói rằng con trai mình bây giờ đã trở thành một Đấng giác ngộ, cứu thế, giúp hết thẩy chúng sinh thoát khỏi khổ đau, lìa xa bể khổ, được cả thế gian ghi nhớ, lòng tôn khính đối với Đức Phật muôn đời không phai, và cũng sẽ làm cho tiếng tăm Nhà vua vang khắp thiên hạ.
Rahula cảm thấy cha mình thật quá đặc biệt khi không cần quần áo và trang sức đẹp, không đeo kiếm, không bắt nạt người khác nhưng vẫn lợi hại hơn người. Và Công chúa đã giải thích rằng cha con là người tài ba nhất thế gian vì cha con chiến thắng chính mình: “Người có thể chinh phục cả thế giới nhưng không thể chinh phục được bản thân, thì không phải là người chiến thắng. Nhưng người có thể kiểm soát được nội tâm mình là có thể chiến thắng cả thế gian.” Rahula xin mẹ để đến sống với cha mình và Công chúa đã đồng ý.
Mặc dù thím Mangala luôn âm mưu để hại Đức Phật nhưng Ngài chưa bao giờ cho bà là người xấu, ngược lại còn luôn biết ơn vì chính nhờ bà năm xưa đưa Ngài đến gặp vị đại sư, biết được cái khổ, để Ngài có thể ra quyết định đi tu. Ngài còn mong bà sẽ tiếp tục chăm sóc con trai mình Rahula hộ Ngài. Thím Mangala cảm thấy tội lỗi, xấu hổ về chính bản thân mình. Và cả chồng bà ta cũng vậy. Bây giờ ông ta đã hiểu tại sao Đức Phật luôn làm người khác thấy nể phục. Hai vợ chồng họ đều ân hận vì những điều mình đã làm và khuyên con trai mình Đề-ba-đạt-đa học tập Đức Phật. Mặc cho bố mẹ khuyên nhủ, Đề-bà-đạt-đa vẫn không nghe, và nói sẽ dùng A-xà-thế, thái tử nước Ma-kiệt-đà để giúp mình chiếm lấy ngôi vương thành Cà-tì-la-vệ.
Biết được con trai A-xà-thế muốn giết mình để chiếm ngôi vua, vua Ma-kiệt-đà để cho hai mẹ con nàng Amrapali chạy trốn còn mình tự đến cho A-xà-thế bắt để không mất đi sự tôn nghiêm của một quân vương. Ông nói rằng “kẻ đâm sau lưng cha mình mới là kẻ hèn nhát, ta không thẹn chính pháp của một người cha”, ông không chỉ là vua, phải chịu trách nhiệm với việc mình làm mà còn từ khi quy y Phật, ông đã không còn sợ hãi cái chết nữa.
Công chúa cùng Rahula đến tìm Đức Phật, Công chúa ngõ ý muốn làm đệ tử Đức Phật nhưng Ngài nói giờ chưa phải là lúc thích hợp. Nanda cũng ngõ ý làm Tì-kheo nhưng Đức Phật biết bản tính của Nanda không có sự quyết đoán, thiếu phẩm chất kiên quyết, nên Ngài xin phép Đức vua cho Nanda theo mình một tháng để trải nghiệm trước rồi lúc đấy thay đổi quyết định vẫn chưa muộn. Đức vua đồng ý. Và Đức Phật cũng thưa với Vua cha đã đến lúc mình phải đi. Lần này ngài sẽ đi Kosala và Đức vua đừng buồn vì ngài sẽ còn trở về. Trước khi đi, Đức vua muốn Đức Phật sẽ đến giảng pháp cho các vương hầu.
Đức Phật cũng cho con trai Rahula xuống tóc theo mình làm Tì-kheo khiến Đức Vua nổi giận, Đức Phật giải thích rằng vì Ngài đã tìm ra được con đường để giải thoát khỏi mọi khổ đau, nên ngài muốn được truyền lại cho tất cả người thân, cho tất cả chúng sinh được biết, sẽ không giấu giếm bất cứ điều gì.
- “Trên con đường tìm cầu chân lý này chỉ có 2 sai lầm thường gặp, một là bỏ cuộc giữa đường, không chịu tới đích, hai là không chịu cất bước lên đường”.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-41-phim-hay.html