"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

Sau đây là một câu chuyện còn nóng hổi trên mặt báo và chúng ta cùng suy ngẫm!

Thời báo Đài Bắc (Taipei Times) hôm 27/10 đưa tin, 17 người lao động Việt Nam bị phát hiện ăn thịt chó sau một cú điện thoại trình báo tới Cơ quan Thanh tra Sức khỏe và Bảo vệ Động vật Đài Loan. Hai người giết chó và nấu thịt có thể phải đối diện với bản án 2 năm tù và nộp phạt 64.000 USD, trong khi 15 người còn lại có thể phải nộp phạt 8.000 USD mỗi người vì ăn thịt chó.
Chó bị giết thịt chỉ là chó hoang, ngoài ra còn có 3 con khác đang bị xích trong căn hộ để chuẩn bị đem đi giết thịt. Nhưng dù là chó vô chủ, lao động Việt Nam vẫn phạm pháp, vì từ năm 2017, Đài Loan đã thông qua Đạo luật Bảo vệ Động vật, trong đó có cấm việc giết và ăn thịt chó mèo.
Câu chuyện ăn thịt chó vẫn là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết ở Việt Nam. Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đã đặt cho nó một dấu chấm xuống dòng, để thay vì tranh cãi họ đã thực hành theo một hướng đi chung. Và chắc hẳn điều họ thấy có lợi là nhiều hơn so với việc mất đi một món ẩm thực, một miếng ăn, vốn chỉ là “miếng tồi tàn”.
Miếng ăn là miếng tồi tàn
Sử Ký xưa có câu: “Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là bậc quân vương lấy sự no ấm của dân làm trời, dân lấy miếng ăn làm trời. Đời nào cũng vậy, đời sống của dân mà không đủ đầy, phải lo chạy cơm từng bữa, thì vương triều dù hùng mạnh đến đâu cũng sẽ đi tới chỗ sụp đổ. No cái bụng chẳng phải là nhu cầu cơ bản nhất của con người để sinh tồn?
Nhưng từ việc ăn để sống tới sống để ăn, giữa đó là lằn ranh phân định nhu cầu tối thiểu và dục vọng vô độ. Đói nghèo sinh ra đê hèn đã đành nhưng chẳng đến nỗi chết vì thiếu ăn, mà để lại ô danh vì miếng ăn thì còn nhục nhã hơn.
Xưa dưới thời vua Trần Thái Tông có vị quan tên Hoàng Cự Đà. Có lần nhà vua ban xoài cho người hầu cận, Cự Đà không được phần, đem lòng oán giận.
Năm Đinh Tị (1257), quân Nguyên sang tới Đông Bộ Đầu. Quân ta chống không nổi. Vua và triều thần phải bỏ kinh đô, chạy về đóng ở bên sông Thiên Mục tỉnh Hưng Yên. Cự Đà xuôi dòng chạy trốn, gặp Thái tử Trần Khoán đi thuyền ngược lên. Thái Tử gọi Cự Đà, hỏi: “Quân giặc hiện ở đâu?”.
Cự Đà lạnh lùng đáp: “Không biết, tìm bọn được ăn xoài mà hỏi”, vừa đáp vừa bơi thuyền đi thẳng.
Thái tử đã xin phép vua khép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Nhưng vua chỉ nói:
“Cự Đà tội đáng giết cả họ, song đời xưa đã có chuyện Dương Châm không được ăn thịt dê, đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua. Việc Cự Đà là lỗi ở ta, tha cho hắn tội chết, cho phép hắn đánh giặc chuộc tội” – (Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư).
May cho Cự Đà là vua Trần anh minh, bao dung. Chứ chỉ vì miếng xoài mà để bị chém đầu thì lãng nhách quá. Nhưng dù có được sống, Cự Đà cũng đã mang nỗi nhục vì bất Nhân, bất Trí, bất Trung, bất Nghĩa.
Vì thế người xưa mới có câu:
Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.
Miếng ăn chỉ tồi khi dùng để thỏa mãn lòng dục
Người ta ăn là để tồn tại, chứ không phải ăn để thỏa lòng dục.
Mở rộng
Trước đây có một tiểu hòa thượng rất ham chơi, tâm tư không hề đặt vào việc tu luyện. Tiểu hòa thượng thường xuyên trốn ra ngoài chơi đùa, lão hòa thượng tuy biết nhưng cũng không hề quở trách.
Một hôm khi trời đã ngả chiều hôm, trăng tròn lên cao trên đỉnh núi, những chú dế cũng bắt đầu cất vang khúc nhạc đêm du dương của mình. Tiểu hòa thượng không thể nhẫn chịu được nữa, chú muốn được tung tăng bay nhảy như những con nai vàng vui tươi bên dòng suối. Chú nghĩ ngoài kia trăng tròn vằng vặc, đêm thu trong vắt, gió thổi nhẹ nhàng, hương hoa nhè nhẹ khiến cho lòng người không khỏi xuyến xao. Gió thu phong cảnh tuyệt vời, nếu được đi dạo thì còn gì tuyệt hơn! Tuy nhiên giờ đây cửa đã khóa rồi, làm sao có thể ra ngoài dạo chơi đây?
Tiểu hòa thượng nảy ra một ý, chú mang chiếc ghế cao ra đặt ở chân tường phía sau bụi cây, rồi từ đó trèo tường nhảy ra ngoài dạo chơi. Đang đêm lão hòa thượng đi kiểm tra tự viên thì phát hiện có chiếc ghế ở chân tường, ông đoán chắc là tiểu hòa thượng ham chơi lại trốn ra ngoài rồi. “Được, ta sẽ ở đây đợi tiểu hòa thượng, nhân tiện giáo hóa trò ta một chút mới được”, lão hòa thượng nghĩ.
Đợi một hồi rất lâu lão hòa thượng nghe thấy có tiếng trèo tường, ông nhanh tay đem chiếc ghế ra chỗ khác rồi đứng dưới chân tường chống hay tay xuống đầu gối. Tiểu hòa thượng nhìn xuống chân tường, thấy đám đen đen cứ nghĩ đó là chiếc ghế hồi tối mình để nên nhón chân bước xuống. Đột nhiên một cảm giác hoàn toàn khác lạ, dưới chân là một thứ nhũn nhũn mềm mềm khiến chú giật mình suýt té ngã. Quay đầu nhìn lại hóa ra là sư phụ, chú ba chân bốn cẳng co chân chạy nhanh như một làn khói về phòng, rồi vội vàng nằm trên giường bấm bụng đợi sư phụ đến trách phạt. Tuy nhiên đợi mãi mà chẳng thấy gì, tiểu hòa thượng cũng ngủ luôn lúc nào không hay.
Sáng hôm sau, trong buổi học kinh sáng, chú len lén nhìn sư phụ như thể cá nằm trong chậu đợi người xử lý. Tuy nhiên chỉ thấy lão hòa thượng rất nghiêm nghị lên lớp chứ không hề nhắc tới chuyện đêm qua khiến cho chú càng cảm thấy bất an. Mấy ngày qua đi, lão hòa thượng phát hiện tiểu hòa thượng đã không còn như trước, không còn ham chơi, trốn học ra ngoài nữa, lên lớp tham thiền học Pháp cũng chuyên tâm dụng chí hơn nhiều. Và cũng kể từ đó, tiểu hòa thượng bắt đầu bước trên con đường tinh tấn thường hằng, chuyên cần tu luyện trở thành một hòa thượng đức cao tuệ sáng.
Bao dung chính là cách giải thoát cho mọi con đường, cho mọi sai lầm trong cuộc sống. Đôi khi trừng phạt hay trả đũa lẫn nhau cũng chỉ là lấy sai lầm để đối đãi cái sai lầm mà thôi. Lão hòa thượng đối đãi với tiểu hòa thượng, nếu như dùng sự phê bình hay đối chất để mà dưỡng dục đúng sai thì sẽ chỉ gây ra phản tác dụng. Giáo dục tốt nhất chính là để người sai tự nhận biết chỗ không đúng của mình, như vậy mới có thể thành công.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm