Tổ chức y tế thế giới cho biết sức khỏe và tuổi thọ của một người: 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện y tế, 7% do ảnh hưởng khí hậu và 60% là do bản thân. Có thể thấy, một người muốn sống lâu hay không, quan trọng vẫn phụ thuộc vào bản thân họ.
Thói quen không tốt hiển nhiên sẽ dẫn tới một sức khỏe không tốt, vì vậy, muốn khỏe mạnh, hãy hình thành cho mình những thói quen tốt.
Muốn khỏe mạnh, hãy nhớ: sáng dậy “3 không”, sau ăn “3 không vội”, trước khi đi ngủ “3 đừng”.
Sáng dậy “3 không”
1. Không bật dậy, từ từ ngồi dậy
Bất kể là ai, bất kể có vội tới đâu, buổi sáng sau khi tỉnh dậy cũng nên từ từ ngồi dậy, tuyệt đối không được “bật dậy” nhanh chóng. Nếu bật dậy quá nhanh, thể lực bỗng nhiên thay đổi, dẫn tới huyết áp tăng cao, rất có hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, nhịp tim theo đó cũng đập nhanh theo, gây hại cho sức khỏe tim mạch.
Vì vậy, buổi sáng khi thức dậy nhất định phải chú ý chậm lại một chút, không được phép vội vội vàng vàng.
Buổi sáng khi ngủ dậy, có thể nằm thêm khoảng 3 phút, vươn tay vai duỗi người vài lần để các khớp trên cơ thể duỗi ra hoàn toàn rồi từ từ quay người sang bên ngồi dậy.
2. Không nhịn đại tiểu tiện
Rất nhiều có thói quen ngủ nướng, thậm chí còn có thói quen nhịn đại tiểu tiện, thói quen này rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhịn tiểu quá lâu sẽ gây ra nhiều nước tiểu trong bàng quang, nước tiểu có chứa vi khuẩn và các chất độc hại, nếu không được thải ra kịp thời, có thể gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo, khó tiểu hoặc tiểu ra máu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể lan đến thận, gây viêm bể thận.
Tỷ lệ mắc bệnh tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang cao hơn đáng kể ở những người thường xuyên nhịn tiểu.
Tương tự như việc nhịn đại tiện, chất độc trong phân nếu tích lũy trong cơ thể quá lâu, ngược lại sẽ được ruột hấp thụ, dẫn đến các triệu chứng như thiếu năng lượng, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn…
Về lâu dài, môi trường của hệ thực vật trong ruột bị phá hủy, dẫn đến một loạt các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng như táo bón, nứt hậu môn, trĩ…
Vì vậy, khi thức dậy vào buổi sáng, nhất định không được nhịn đại tiểu tiện, phải đi kịp thời, nếu có thể hãy uống một cốc nước ấm, sau đó tiến hành thải độc, giúp nhuận tràng.
3. Không hút thuốc
Đối với những người nghiện thuốc lá, sau khi thức dậy vào buổi sáng, họ có thói quen hút một điếu thuốc, nhưng hút thuốc vào thời điểm này rất có hại cho cơ thể.
Một mặt, thuốc lá có chứa nicotine, có thể kích thích các dây thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tổn thương sức khỏe tim mạch và mạch máu não và các mối nguy hại khác cho sức khỏe.
Mặt khác, nếu bạn hút thuốc khi bụng đói, khói sẽ kích thích sự tiết dịch phế quản, lâu dần sẽ gây ra viêm phế quản mãn tính.
Vì vậy, sau khi thức dậy vào buổi sáng, đừng hút thuốc. Buổi sáng là thời điểm này nên đánh răng, uống một ít nước, đại tiện và ăn sáng.
Sau ăn “3 không vội”
1. Không vội uống trà
Nhiều người có thói quen uống trà sau bữa ăn, nhưng hãy nhớ, không nên quá vội vàng, tốt nhất nên uống trà sau bữa ăn 1 tiếng.
Trà, chứa nhiều axit tannic, có thể biến protein trong thực phẩm thành chất không thể tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.
Ngoài ra, trà cũng sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Do đó, không nên uống trà ngay sau bữa ăn, đặc biệt là trà đặc, tốt nhất nên uống trà 1 giờ sau ăn.
Uống trà giữa hai bữa ăn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe!
2. Không vội đi bộ
Sau khi ăn cơm xong không nên đi bộ ngay, hãy bắt đầu đi bộ sau đó khoảng 30-60 phút.
Những người có thể chất kém, mắc bệnh dạ dày, bệnh tim mạch và mạch máu não không phù hợp với việc đi bộ sau bữa ăn. Những bệnh nhân này nên ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi sau bữa ăn, nếu không nguy hiểm có thể xảy ra do không cung cấp đủ máu cho não.
3. Không vội ăn hoa quả
Nhiều người thích ăn trái cây sau bữa ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu muốn ăn trái cây sau bữa ăn thì cũng đừng vội vàng, hãy ăn trái cây ít nhất 60 phút sau bữa ăn.
Thông thường, thức ăn sau khi vào cơ thể con người phải mất hai giờ để được tiêu hóa, ăn trái cây ngay sau bữa ăn hoàn toàn không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón…
Do đó, đừng vội vàng ăn trái cây sau bữa ăn.
Trước ngủ, “3 đừng”
1. Đừng uống rượu
Bất kể là loại rượu nào cũng đều không thích hợp để uống trước khi đi ngủ.
Một số người nghĩ rằng uống rượu vang đỏ trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon, nhưng thực tế, đây là ý tưởng sai lầm.
Rượu, chỉ giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ, nhưng rượu sau khi chuyển hóa, chất lượng nửa sau của giấc ngủ sẽ rất kém, rất dễ mất ngủ, thức dậy dễ đau đầu, tinh thần không tốt.
Hơn nữa, uống rượu trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây hại cho sức khỏe của bạn.
Do đó, không nên uống rượu trước khi đi ngủ, dù là loại rượu nào, hơn nữa bình thường cũng nên uống ít rượu, không được tham lam, uống cho sướng mồm.
2. Đừng ăn đêm
Nhiều người hiện đại ngày nay thích ăn khuya, điều này rất có hại cho sức khỏe.
Ăn khuya vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây thêm gánh nặng cho dạ dày. Khiến cơ thể béo phì, mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe.
Ngoài ra, ăn quá nhiều vào đêm khuya, ăn muộn khiến thức ăn không dễ được tiêu hóa, gây cản trở giấc ngủ, nguy hiểm cho sức khỏe.
Do đó, không nên ăn khuya trước khi đi ngủ, cố gắng không ăn sau 9 giờ.
3. Đừng lướt điện thoại
Đọc đến đây chắc hẳn hầu như ai cũng giật mình.
Chơi điện thoại trước khi đi ngủ không chỉ rất hại cho mắt mà còn hại cả gan. Ngòai ra, chơi điện thoại lâu không tốt cho giấc ngủ, dễ gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Vì vậy, từ ngày hôm nay, hãy sửa thói quen chơi điện thoại trước khi đi ngủ của mình đi!
Theo cafebiz.vn