"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

Đức Phật dạy về 3 loại hạnh phúc

Cuộc sống hạnh phúc là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân. Đức Phật đã miêu tả một số loại hạnh phúc, xếp chúng theo thứ tự từ cái tầm thường nhất cho đến cái cao thượng nhất.

Hạnh phúc thấp kém của sự bám víu

Đức Phật xếp gần như tất cả những gì mà phần đông chúng ta gọi là hạnh phúc vào loại thấp nhất. Ngài gọi đó là” hạnh phúc của dục lạc”. Chúng ta cũng có thể gọi nó là “hạnh phúc của những điều kiện dễ chịu” hay “hạnh phúc của sự bám víu”. Nó bao gồm tất cả những thứ hạnh phúc thế tục chóng qua có được từ sự đắm chìm trong dục lạc, những sự thỏa mãn thân xác và vật chất.

Đức Phật đã dạy rằng khi con người trưởng thành về mặt tâm linh, họ sẽ hiểu rằng trên đời có nhiều thứ cao quý hơn là ngũ dục. Nguồn ảnh: Internet

Đức Phật đã dạy rằng khi con người trưởng thành về mặt tâm linh, họ sẽ hiểu rằng trên đời có nhiều thứ cao quý hơn là ngũ dục. Nguồn ảnh: Internet

Trạng thái thấp kém nhất của nó là sự hoàn toàn đắm chìm trong ngũ dục. Tệ nhất là khi quá đắm chìm trong trạng thái này có thể đưa đến sự trụy lạc, đồi bại và lệ thuộc. Có thể dễ dàng nhận ra rằng sự đắm chìm trong ngũ dục không phải là hạnh phúc, vì trạng thái khoái lạc nhanh chóng qua đi, và còn có thể để lại cho người ta một cảm giác chán chường, hối tiếc.

Tuy nhiên, có những hạnh phúc thế tục vượt trên các dục lạc tầm thường. Như là thú đọc sách, xem phim, hay những hình thức giải trí khác nhằm làm phấn chấn tinh thần. Hay những niềm vui thế tục cao cả như là giúp đỡ người, duy trì một gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái, cũng như kiếm sống một cách lương thiện. Hay một loại hạnh phúc tự tại đặc biệt khác nữa đến từ việc nhận ra rằng ta hoàn toàn không nợ bất cứ gì, đối với bất cứ ai. Phần đông chúng ta, ngay cả những người có ý thức nhất cũng coi những điều này như là cốt lõi của một cuộc sống đạo đức.

Thế thì tại sao Đức Phật coi chúng như thuộc về loại hạnh phúc thấp kém nhất? Vì chúng phụ thuộc vào những điều kiện lý tưởng. Mặc dầu không thoáng qua như những khoái lạc nhất thời của ngũ dục, và ít tổn hại nặng nề đến hạnh phúc dài lâu, chúng không bền vững. Chúng ta càng dựa vào chúng, càng chạy đuổi theo chúng, và cố gắng bám víu vào chúng thì chúng ta càng thêm khổ đau. Nỗ lực của chúng ta sẽ tạo nên tâm lý bực dọc đau khổ và cuối cùng chứng tỏ rằng chúng vô ích; không thể tránh được sự thay đổi của hoàn cảnh. Dầu ta có làm gì đi nữa, ta cũng bị tổn thương. Còn có những nguồn hạnh phúc cao cả hơn, vững bền hơn.

Nguồn hạnh phúc cao thượng

Một trong những nguồn hạnh phúc này là “hạnh phúc của sự xả ly”, một loại hạnh phúc tâm linh đến từ việc theo đuổi một điều gì đó vượt lên trên những niềm vui thế tục. Mỗi khi biết buông bỏ, ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Vậy nếu ta có thể buông bỏ hoàn toàn sự bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian, thì sự buông bỏ rộng lớn này sẽ mang đến nhiều hạnh phúc hơn là những hành động xả ly không thường xuyên.

Mỗi khi biết buông bỏ, ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Nguồn ảnh: Internet

Mỗi khi biết buông bỏ, ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Nguồn ảnh: Internet

Cao thượng hơn sự buông bỏ vật chất là “hạnh phúc của việc buông bỏ các tâm lý bực bội. Loại hạnh phúc này phát sinh một cách tự nhiên khi ta rèn tâm buông bỏ một cách nhanh chóng những sân hận, ham muốn, bám víu, ghen tỵ, kiêu hãnh, nghi hoặc và các tâm lý bực bội khác mỗi khi chúng phát sinh. Dập tắt ngay khi chúng vừa phát sinh giúp tâm không vướng mắc, đầy hỷ lạc, trong sáng. Tuy nhiên không có gì bảo đảm rằng các uế nhiễm này sẽ không xuất hiện trở lại và không quấy nhiễu tâm ta.

Cao hơn nữa là hạnh phúc trong các trạng thái thiền định sâu lắng. Trong những trạng thái này sầu não không thể phát sinh. Tuy những trạng thái định này có thể siêu việt và mạnh mẽ, chúng vẫn có một yếu điểm lớn: cuối cùng thì hành giả cũng phải xả thiền. Vì vạn pháp là vô thường, nên ngay chính các trạng thái thiền định sâu lắng cũng phải chấm dứt.

Nguồn hạnh phúc cao thượng nhất

Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Ở mỗi mức độ, gánh nặng cuộc đời được giảm nhẹ đi, và chúng ta sẽ cảm nhận được sự giải thoát, hạnh phúc to lớn hơn.

Giai đoạn cuối cùng của giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả các trạng thái tâm tiêu cực, mang đến cho ta nguồn hạnh phúc tuyệt vời, không gián đoạn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tập buông bỏ những bám víu vào các loại hạnh phúc thấp kém và tập trung tất cả nỗ lực của chúng ta vào việc tìm ra chính cái hạnh phúc cao nhất, đó là sự giác ngộ.

Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Nguồn ảnh: Internet

Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Nguồn ảnh: Internet

Đức Phật cũng khuyến khích chúng ta hãy phát huy đến cao độ hạnh phúc của họ ở bất cứ mức độ giác ngộ nào mà họ có thể đạt đến. Đối với những ai không thể nhìn thấy gì hơn là hạnh phúc dựa trên dục lạc, ngài đưa ra những khuyên nghiêm chỉnh để họ tránh xa các phiền não thế tục và để họ tìm được nguồn hạnh phúc thế tục tối ưu nhất, thí dụ, bằng cách vun trồng những đức tính đưa đến sự thành công vật chất hay đời sống gia đình yên ấm. Đối với người có ý hướng cao hơn muốn được tái sinh vào những cõi thanh tịnh, ngài chỉ cho họ phương cách để đạt được mục đích đó. Đối với những vị muốn đạt được mục đích cao nhất của sự giác ngộ viên mãn, ngài dạy họ làm thế nào để thành tựu điều đó. Nhưng dầu theo đuổi bất cứ loại hạnh phúc nào, chúng ta cũng phải thực hành theo con đường của bát chánh đạo.

Theo Thiền sư Bhante Henepola Gunaratana

Tuệ như tổng hợp
Theo phatgiao.org.vn

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHÁNH THÀNH CẦU BỒ ĐỀ 13 (CẦU TUỆ TÂM 429) TẠI ĐỒNG THÁP.

    03/12/2024

    Đồng Tháp đất lành thân thương Kênh xanh sóng biếc, cây cầu vươn xa Bồ Đề Quyến Thuộc giúp ta Chung tay xây dựng, chan hòa niềm vui Đồng Tháp, mảnh đất ngọt lành, bao phủ những con sông xanh biếc, là nơi mà mỗi góc quê hương đều đậm tình yêu thương. Được bao ...

  • KHÀNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN BỒ ĐỀ 12 (CẦU TUỆ TÂM 425) TẠI CÀ MAU

    01/12/2024

    Gió đông mát lạnh dòng kênh Vẫn nghe ấm áp nghĩa tình Cà Mau Chung tay xây những nhịp cầu Phong Điền thay áo, gửi câu chân tình… (Trích thơ Tác giả Ngân Hà) Hoà vào không khí se se lạnh của những ngày cuối năm, cùng với nhà tài trợ là nhóm Bồ Đề ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN VĨNH PHƯỚC (CẦU TUỆ TÂM 427) TẠI LONG AN.

    26/11/2024

    Ngày chủ nhật nắng ấm, bầu trời xanh trong, chuyến xe yêu thương chở thành viên nhóm Tuệ Tâm VH cùng nhà tài trợ lăn bánh trên hành trình về đến xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An để cùng tham dự lễ khánh thành cầu Vĩnh Phước (cầu Tuệ Tâm 427), chào ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN THIỆN DUYÊN (CẦU TUỆ TÂM 436) TẠI CẦN THƠ.

    24/11/2024

    “Từ bi chan chứa muôn nhà Thiện duyên kết nối người xa người gần” Trong ánh nắng chan hòa của một ngày cuối thu trên đất Cần Thơ, sáng 23/11/2024, tại ấp Tân Lập, xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng cầu từ thiện Thiện ...

Xem thêm