Cùng với lễ Vu Lan, lễ Thành Đạo thì lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, là ngày được các Phật tử trên khắp thế giới thành tâm kính ngưỡng về chư Phật. Đây là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy tăng trưởng công đức.
1. Tụng kinh niệm Phật
Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Niệm là tưởng nhớ. Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.
Niệm Phật chính là nhớ nghĩ đến những bậc Chính Giác toàn hảo, những hành động trong sáng, những đức tính thuần lương. Càng niệm Phật nhiều chừng nào thì càng ít niệm ma chừng ấy (Ma ở đây là tất cả những gì xấu xa đen tối, làm hại mình hại người).
Chúng ta sống trong cõi dục, cho nên lòng dục vọng của chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ, cho đến trong giấc ngủ, cũng còn chiêm bao cãi vã, cười khóc, vui buồn như lúc thức. Trong cảnh mê mờ đầy dục vọng ấy, may thay, Đức Phật vì đã thương xót chúng sinh mà truyền dạy những lời vàng ngọc, có thể phá tan màng mây u ám của vô minh và tội lỗi. Nhưng những lời lẽ cao siêu ấy, chúng ta nghe qua một lần, hai lần cũng không thể hiểu thấu và nhớ hết được. Cho nên chúng ta cần phải đọc đi đọc lại mãi, để cho lý nghĩa thâm huyền được lan tỏa, và ghi khắc trong thâm tâm chúng ta, không bao giờ quên được. Đó là lý do khiến chúng ta phải tụng kinh.
2. Không sát sinh
Đức Phật chế định 5 giới luật và các Phật tử phải thọ trì gìn giữ, trong đó không sát sinh là giới luật đầu tiên trong ngũ giới. Vào ngày Phật Đản, các Phật tử cũng không nên sát sinh, tốt nhất nên ăn chay cầu phúc, tránh họa Nhân Quả báo ứng.
Bên cạnh đó, Phật tử cũng có thể tổ chức phóng sinh tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài. Hoạt động phóng sinh có thể tổ chức tự phát hoặc tham gia cùng với nhà chùa, quan trọng nhất là phóng sinh phải xuất phát từ tâm.
3. Ăn chay
Lời Phật dạy: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống”
Trước hết, người Phật tử có hai lý do để ăn chay. Thứ nhất là vì lòng từ bi. Nếu bạn không có lòng từ bi, hoặc ít nhất là không tán thành với lòng từ bi của người khác, ắt hẳn bạn đã không có thiện cảm với đạo Phật, đừng nói gì đến việc trở thành một Phật tử. Vì thế, điều tất nhiên là mọi người Phật tử đều đang trong tiến trình nuôi dưỡng tâm từ bi, hoặc ít nhất cũng là có sự tán trợ, đồng tình với sự tu tập từ bi của người khác.
Cùng với lễ Vu Lan, lễ Thành Đạo thì lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, là ngày được các Phật tử trên khắp thế giới thành tâm kính ngưỡng về chư Phật. Đại Lễ Phật Đản cũng được coi là 1 hoạt động sinh hoạt tâm linh mang tính ổn định của Phật giáo.
Vào dịp lễ thù thắng này, mỗi người tự nhắc mình phải làm điều phúc thiện, không phải vì mong chờ phúc báo mà làm vì tâm mình mách bảo.
Phật tử có thể đến chùa làm công quả, nghe giảng đạo về thuyết cuộc sống, cũng có thể dành thời gian, tiền bạc và công sức để tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường hay làm từ thiện, tặng quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Làm phúc để bày tỏ lòng từ bi mà Đức Phật luôn răn dạy, là một trong những việc ý nghĩa nhất để cúng dường lên chư Phật.
5. Bố thí, cúng dàng
Cúng dàng và bố thí vốn cùng một nghĩa “cho đi”. Cũng cùng một nghĩa, song tùy theo trường hợp hay hoàn cảnh mà nghĩa “cho” này có những tên gọi khác nhau. Danh từ “bố thí” được dùng để chỉ trường hợp “cho” những người bần cùng nghèo khổ, gặp hoàn cảnh khó khăn. Và trường hợp khi một người Phật tử đem những gì của mình cúng lên Kim Cương Thượng sư và Tam Bảo, vốn là nơi nương tựa của mình, thì gọi là “cúng dàng”.
Bố thí nghĩa là cho đi mà không mong đợi được đền đáp. Tất nhiên, có nhiều người cho đi rất nhiều tiền, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, kỳ vọng vào các hoạt động công đức như thế. Nhưng lý do đó không được xem là thực hành bố thí đúng đắn bởi trong sâu thẳm thâm tâm luôn có kỳ vọng. Chúng ta phải thực hành không kỳ vọng ngay cả khi cho đi rất nhiều. Điều này là rất quan trọng trong thực hành xả ly bởi Bố thí là cách tốt nhất để thực hành không bám chấp – trở ngại chính trên con đường giải thoát, giác ngộ. Bố thí Ba la mật được thực hiện trên nền tảng tình yêu thương đích thực và trí tuệ quán chiếu về bản chất vô ngã, huyễn như của vạn pháp thế gian. Vì vậy, thực hành Bố thí không có kẻ cho, người nhận hay đối tượng cho đi, bạn bố thí nhưng không bám chấp vào sự bố thí đó.
6. Ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày
Bên cạnh việc cúng dường Tam Bảo, trong ngày lễ Phật Đản cũng như những ngày bình thường khác, Phật tử cũng cần phải ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hàng ngày của chính mình. Đừng chỉ nghĩ đến bản thân mà phải nghĩ tới cha mẹ, ông bà, con cháu, giúp mọi người cùng hướng thiện, cùng tu tập hạnh giải thoát.
Nghe và hành trì giáo lý Phật pháp mà sửa đổi bản thân, bớt thói đố kị, kiêu căng, sân hận, cố gắng sống tốt đời đẹp đạo, lại truyền giảng những giáo lý tốt đẹp cho mọi người xung quanh để tất cả được bình an, hạnh phúc.
Nếu chỉ trong ngày Đại lễ Phật Đản chúng ta mới thấy vui rồi lại bị những nỗi buồn lo, được mất cuốn đi thì chưa phải biết ơn và đền ơn chư Phật.
Đã là người con của Phật thì không riêng gì ngày Phật Đản mà bất cứ ngày nào cũng đều nên tâm niệm: Không sát sinh, siêng làm việc thiện, chăm phóng sinh, gạt bỏ tham sân si, sống một đời yên an.
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/