"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT – TẬP 36: ĐỨC PHẬT HÓA ĐỘ NGÀI ĐẠI CA DIẾP (MAHA KASSPA) CÙNG 1000 ĐỆ TỬ CỦA PHÁI THỜ THẦN LỬA

Đức Phật giữ đúng lời hứa với vua Tần-bà-sa-la và khi thành chánh quả Ngài lên đường về lại nước Ma-kiệt-đà (Mangada).

Kể từ khi Đức Phật nhận người định tự tử làm Tì-kheo, có rất nhiều người dân trong làng cũng xin làm đệ tử của Đức Phật.

  • “Con đường phía trước mặt chúng ta như dòng suối nhỏ, nhiều dòng chảy nhỏ sẽ hợp thành sông lớn, để những người đệ tử đầu tiên hướng dẫn cho người dân.

Muốn trở thành Tì-kheo đầu tiên phải cạo bỏ râu tóc của mình, tiếp theo khoác lên mình tấm y vàng quấn quanh người và bề vai bên phải. Lúc nghe pháp lành phải ngồi tư thế như hoa sen, bàn tay mở.

  • “Hãy làm một giọt nước trong dòng sông tư duy, luôn sống cuộc sống giản dị và hòa hợp”

Vì còn nhỏ tuổi, chưa hiểu chuyện nên Hoàng tử Nanda đã bị Đề-bà-đạt-đa làm hư, về trách cứ Đức vua và Hoàng hậu lúc não cùng chỉ nghĩ đến anh Tất-đạt-đa, không yêu mình, khiến mình không có tuổi thơ. Đức Vua và Hoàng hậu không muốn Nanda học tập những thói hư tật xấu của Đề-ba-đạt-đa. Đức vua không muốn mất thêm một đứa con trai nào nữa.

Trên đường đi, Đức Phật Buddha gặp 3 người đàn ông đang truy đuổi 1 cô kĩ nữ đã lấy trộm hết tiền của của họ. Ngài đã giúp ba người này hiểu rằng cô gái ấy không chỉ lấy đi tiền của mà còn lấy đi cả hiện tại của những người này nữa

  • “những thứ đã mất đi không thể tìm lại được, các anh bắt cô ta lại, trừng phạt cô ta nhưng tương lại các anh ôm gánh nặng của quá khứ, cố thay đổi một tương lai không hề biết trước, đó là thời khắc các anh đánh mất đi hiện tại của mình. Nếu sống trong hiện tại có thể nhận ra chính mình, có thể phát hiện ra những thứ khiến mình khổ đau.”

Để chứng thực cho điều này, ngài đã lấy sáo thổi cho họ nghe một khúc nhạc. Khúc nhạc này đã làm không chỉ làm lay động lòng họ mà cả thiên nhiên khi chim từ khắp nơi đều bay đến. Ngài nói rằng chỉ cần chú tâm nơi mình thì họ cũng thổi được khúc nhạc làm xao xuyến lòng người. Ngay lúc đó, 3 người đàn ông đều xin làm đệ tử của Đức Phật.

Đức Phật tiếp tục đến rừng tịnh tu của U-ru-ve-la Kas-sa-pa (Uruvella Kashyap) – vị đại sư tu tập theo phái thờ lửa và ở lại rừng tịnh tu của vị đại sư này để cùng đàm đạo. Tối đó Ngài ở tạm trong túp lều có con rắn độc ở lâu năm nhưng Ngài không sợ hãi mà còn quy phục con rắn và khuyên quay về rừng. Nó lập tức nghe lời bò về rừng.

Sáng hôm sau, trong buổi nói chuyện, Đức Phật đã giải thích cho vị đại sư hiểu được rằng cúng lễ, hiến tế và các nghi thức tôn giáo thần thông sẽ chỉ mãi mãi làm cho con người dậm chân tại chỗ, mà mọi việc cũng sẽ không tốt đẹp lên. Vậy là đại sư cùng tất cả đệ tử đều cầu xin Đức Phật thu nhận làm đệ tử của Ngài.

  • “Thời gian tựa như nước trôi, Ngài chính là người đưa chúng con vượt qua biển khổ”

Các đại sư nước Mangada vô cùng lo lắng khi Buddha tới nước mình, xem Buddha là tên lừa bịp vì không tin vào chánh pháp, không tin vào Đấng tạo hóa. Khi vua Tần-bà-sa-la nước Ma-kiệt-đà gặp Đức Phật thì không còn xem là bạn mà gọi là Budda. Ngài đã khiến cho ông hiểu rằng giữa ngài và ông đều như nhau, đều trong trời đất này nên không cần phải phân biệt làm gì.

  • “Mặt đất là nền tảng của chúng ta, trời xanh cho chúng ta không gian tự do, thân chúng ta đều ở trong đó. Pháp và đạo đức không giống nhau, đạo đức lấy thiên đường khuyên con người hướng đến và đưa ra địa ngục khiến cho con người sợ hãi, phân biệt sự đúng sai của sự vật. Pháp là tự mình trải nghiệm, hiểu rõ bản thân, nhận thức được chính mình, không có tư tưởng, không có dục vọng, chỉ bằng cách cảm nhận và giữ được sự trung hòa. chứng thực được như vậy, ngài sẽ không còn cảm thấy sự sai khác giữa các vạn vật. Trí tuệ luôn hiện hữu ở khắp mọi nơi, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngân hà, chân lý vô thượng đó đều có trong mỗi người”. Và chỉ cần như vậy, vua Tần-bà-sa-la đã xin Đức Phật thu làm đệ tử.

Các Bà-la-môn của nước Ma-kiệt-đà trở nên giận giữ vô cùng khi ngày càng nhiều người quy y Đức Phật, ngay cả Nhà vua của họ cũng vậy. Lo lắng cho tương lai của pháp môn nên các quốc sư đã nghĩ ra cách sẽ đưa Thái tử A-xà-thế, một người nhu nhược hơn lên thay cha để họ có thể dễ dàng điều khiển. Vậy là chỉ bằng vài lời dụ dỗ, Thái tử A-xà-thế đã nghe theo những vị sư này để đứng lên chống lại cha mình.

http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-36-phim-hay.html

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm