Giới là gì? Mọi người, dù là dân thường hay người tìm đạo, đều nên nghe theo những lời giáo huấn về hành vi tốt, nên kiểm soát cả tinh thần lẫn thể xác của mình, và bảo vệ các cửa năm giác quan. Anh ta nên xa lánh tội lỗi dù nhỏ nhen, nên cố gắng làm việc thiện.
Chánh định là gì? Có nghĩa là phải nhanh chóng thoát khỏi những ham muốn tham lam, xấu xa khi chúng phát sinh và giữ cho tâm thanh tịnh và thư thái.
Tuệ là gì? Đây là khả năng hiểu biết hoàn hảo vấn đề khổ và bản chất của khổ, hiểu nguồn gây ra khổ, hiểu điều gì để chấm dứt khổ, và phải hiểu Chánh đạo dẫn đến sự diệt khổ. Những ai tha thiết làm theo ba cách rèn luyện này mới có thể gọi là môn đệ đích thực của Đức Phật.
Giả sử có một con lừa, không có hình dáng đẹp, không có tiếng kêu và không sừng giống như tiếng kêu hay sừng của con bò, đi theo đàn bò và tuyên bố, “Hãy nhìn xem, tôi cũng là bò.” Có ai tin chuyện này? Cũng thật ngu ngốc như thế khi một người không rèn luyện nhưng lại khoe khoang rằng mình là người tìm kiếm đạo hay mình là môn đệ của Đức Phật.
Trước khi nông dân thu hoạch vụ mùa anh ta phải cày đất, gieo hạt, tưới nước, và nhổ cỏ khi cỏ mọc. Tương tự, người tìm kiếm sự Giác ngộ phải theo ba cách rèn luyện. Nông dân không thể hy vọng nhìn thấy chồi non hôm nay, nhìn thấy cây mọc trong ngày mai, và thu hoạch vụ mùa vào ngày hôm sau. Người tìm kiếm sự Giác ngộ không thể hy vọng sẽ nhổ được ham muốn trần tục hôm nay, loại trừ gắn bó và ham muốn xấu xa trong ngày mai, và đạt đến sự Giác ngộ vào ngày hôm sau.
Cũng giống như cây trồng nhận được sự chăm sóc chuyên cần của nông dân sau khi gieo hạt những lúc thời tiết thay đổi và trong sự phát triển từ cây trồng thành quả, người tìm kiếm sự Giác ngộ cũng thế phải nuôi dưỡng mảnh đất Giác ngộ thật kiên nhẫn bền chí bằng cách áp dụng ba cách rèn luyện.
2. Thật khó tiến bộ trên con đường dẫn đến sự Giác ngộ khi người ta còn ham muốn, thèm thuồng sự an nhàn, xa hoa và tâm trí luôn bị sự ham muốn của các giác quan quấy nhiễu. Có sự khác biệt rất lớn giữa hưởng thụ cuộc sống với hưởng thụ Chánh đạo.
Như đã giải thích, tâm là nguồn gốc của vạn vật. Nếu tâm thích thú với những công việc trần tục, ảo tưởng và đau khổ chắc chắn tiếp bước theo sau, nhưng nếu tâm thích thú với Chánh đạo, hạnhphúc, mãn nguyện và giác ngộ chắc chắn tiếp bước theo sau .
Vì thế, những ai đang tìm kiếm sự Giác ngộ nên giữ cho tâm thanh tịnh, kiên nhẫn duy trì việc rèn luyện ba cách này. Nếu người ta nghe theo lời giáo huấn, lẽ đương nhiên họ sẽ đạt được chánh định, và khi đã đạt được chánh định thì lẽ đương nhiên họ cũng đạt được trí tuệ, và trí tuệ sẽ dẫn dắt con người đi đến sự Giác ngộ.
Thật ra, ba cách này (nghe theo lời giáo huấn, rèn luyện chánh định và luôn hành động sáng suốt) là con đường đích thực dẫn đến sự Giác ngộ. Nếu không rèn luyện ba cách này, người ta trong một thời gian dài sẽ tích tụ ảo tưởng trong tâm trí.
3. Nếu phân tích ba cách rèn luyện này, chúng sẽ để lộ bát chánh đạo, bốn quan điểm cần cân nhắc, bốn quá trình thích hợp, ngũ lực cần được áp dụng, và hoàn thiện sáu cách rèn luyện.
Bát chánh đạo ám chỉ chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
Chánh kiến nghĩa là hiểu thấu Tứ diệu đế, tin vào luật nhân quả, không bị đánh lừa bởi vẻ ngoài và lòng ham muốn.
Chánh tư duy nghĩa là cương quyết không nuôi dưỡng dục, không tham, không sân và không có tội hạnh .
Chánh ngữ nghĩa là tránh vọng ngữ, nói vu vơ, lời lẽ khinh miệt, và dối trá, lật lọng.
Chánh nghiệp nghĩa là không sát sinh, không trộm cắp và không tà dâm.
Chánh mệnh nghĩa là tránh không tham lợi lộc mà bỏ những điều nhân nghĩa.
Chánh tinh tấn nghĩa là cố làm hết sức mình theo chiều hướng thiện.
Chánh niệm nghĩa là giữ cho tâm thanh tịnh, chín chắn.
Chánh định nghĩa là để hết tâm trí của mình vào đạo lý chân chính, để hết tâm trí vào đạo.
4. Bốn quan điểm nên cân nhắc là: Thứ nhất, nghĩ đến thân thanh tịnh, tìm cách loại bỏ mọi gắn bó với thân; thứ hai, xem các giác quan như nguồn gốc tạo khổ; thứ ba, phải xem tâm luôn trong trạng thái thay đổi liên tục; thứ tư, xem vạn vật trên thế gian như một chuỗi nhân quả và không có gì còn nguyên không thay đổi mãi mãi.
5. Bốn quá trình thích hợp là: Thứ nhất, tránh điều ác ngay từ đầu; thứ hai, loại bỏ điều ác ngay sau khi nó bắt đầu; thứ ba, thuyết phục làm điều thiện; và thứ tư, khuyến khích sự phát triển và tiếp nối việc làm điều thiện đã bắt đầu. Người ta phải nỗ lực theo đúng bốn quá trình thích hợp này.
6. Ngũ lực gồm: thứ nhất, tín lực (đức tin phải tin); thứ hai, tinh tiến lực (ý chí nỗ lực); thứ ba, niệm lực (khả năng cảnh giác, hoạt bát); thứ tư, định lực (khả năng tập trung suy nghĩ); và thứ năm, tuệ lực (khả năng giữ cho trí tuệ sáng suốt). Ngũ lực này là khả năng cần thiết để đạt đến sự Giác ngộ.
7.Sự hoàn thiện sáu cách rèn luyện để đạt đến Giác ngộ là: đạo cúng dường, đạo giữ vững giới luật, đạo nhẫn nại, đạo nỗ lực, đạo tập trung tâm trí, và đạo trí tuệ. Bằng cách theo các đạo này, người ta chắc chắn từ bến mê đi đến bờ Giác ngộ.
Cúng dường giúp gỡ bỏ tính ích kỷ. Giới luật giúp người ta luôn nghĩ đến quyền và tiện nghi của người khác. Nhẫn nại giúp người ta làm chủ sự sợ hãi và giận dữ của mình. Nỗ lực giúp người ta chuyên cần và trung thực, trí tuệ giúp thay đổi tâm tăm tối, nhầm lẫn thành hiểu biết sáng suốt, rõ ràng.
Cúng dường và Giới luật tạo nền móng cần thiết để xây dựng cả tòa lâu đài. Nhẫn nại và Nỗ lực là tường của lâu đài bảo vệ lâu đài chống được kẻ thù từ bên ngoài. Tập trung và Trí tuệ là bộ áo giáp cá nhân bảo vệ con người chống lại những đợt tấn công của sinh tử.
Nếu người ta phát quà chỉ khi nào thuận tiện, hoặc vì cho dễ hơn là không cho, thì đây chỉ là đồ cúng, lẽ đương nhiên, chứ không phải là sự Cúng dường thật sự. Cúng dường thật sự phải phát xuất từ cái tâm đồng cảm trước khi người khác yêu cầu, và sự Cúng dường thật sự là sự Cúng dường không phải chỉ được thực hiện thỉnh thoảng mà phải thực hiện thường xuyên .
Cũng không phải là sự Cúng dường thật sự nếu sau khi cúng có cảm giác tiếc hay tự khen, sự Cúng dường thật sự là sự cúng dường được thực hiện với sự thích thú, quên bản thân mình là người cho, người nhận món cúng dường và bản thân đồ cúng dường.
Sự Cúng dường thật sự phải phát xuất tự phát bằng cái tâm động lòng trắc ẩn không hề mong người khác sẽ đền đáp, mong muốn cùng bước vào cuộc sống Giác ngộ.
Có bảy loại cúng dường dành cho những người thậm chí không phải là người giàu có: thứ nhất là cúng dường thể xác, nghĩa là phục vụ bằng sức lao động của mình. Cao nhất trong loại cúng dường này là dâng cúng sinh mệnh của mình; thứ hai là cúng dường tinh thần, với lòng trắc ẩn dành cho người khác; thứ ba là cúng dường bằng mắt, nghĩa là dành ánh mắt thiện cảm, trìu mến cho người khác sẽ giúp trấn an tinh thần họ; thứ tư là cúng dường bằng nét mặt, với vẻ mặt dịu hiền, kèm theo nụ cười cho người khác; thứ năm là cúng dường bằng miệng, động viên, an ủi người khác bằng lời; thứ sáu là cúng dường chỗ ngồi, nghĩa là nhường chồ cho người khác; thứ bảy là cúng dường chỗ ở, nghĩa là để cho người khác ngủ qua đêm trong nhà mình. Những loại cúng dường này ai cũng có thể làm được trong cuộc sống thường nhật của mình.
8. Ngày xưa có một hoàng tử tên Sattva. Một hôm hoàng tử và hai người anh đi vào rừng chơi, trong rừng họ nhìn thấy một con hổ cái sắp chết đói đang muốn ăn bảy hổ con để thỏa mãn cơn đói của nó .
Hai người anh bỏ chạy vì sợ hãi nhưng Sattva trèo lên vách núi, cố ý nhảy xuống trước mặt hổ cái để cứu mạng cho bảy hổ con.
Thái tử Sattva có hành động từ thiện này hoàn toàn tự phát nhưng trong tâm của mình thái tử nghĩ: “Thể xác này luôn thay đổi và chỉ tạm thời, ta yêu thể xác này nhưng không có ý vứt bỏ nó, nhưng lúc này ta hy sinh thể xác của mình cho con hổ cái để ta có thể đạt đến sự Giác ngộ.” Suy nghĩ này của Thái tử Sattva cho thấy quyết tâm đạt đến sự Giác ngộ.
9.Có Tứ vô lượng mà người tìm kiếm sự Giác ngộ nên nuôi dưỡng, là từ bi hỉ xả. Người ta diệt lòng tham bằng cách nuôi dưỡng từ, người ta loại bỏ sân bằng bi, diệt khổ bằng hỉ, và loại bỏ thói quen phân biệt thù với bạn bằng xả.
Làm cho người khác hạnh phúc và hài lòng là từ vô lượng, loại bỏ mọi điều không làm cho người khác hạnh phúc và hài lòng là bi vô lượng, làm cho người khác hạnh phúc và hài lòng là hỉ vô lượng và sau đó mọi người đều có cảm giác bình đẳng với nhau.
Bằng sự quan tâm người ta có thể nuôi dưỡng Tứ vô lượng này và từ bỏ được tham, sân, khổ, ái, ố, nhưng đây không phải là việc dễ làm. Ác kiến khó gỡ bỏ như chó giữ nhà, chánh định dễ mất như nai trong rừng, hay ác kiến khó gỡ bỏ như chữ khắc vàođá, trong khi chánh định dễ mất như chữ viết trong nước. Thật ra, đây là điều khó khăn nhất trong đời để rèn luyện mình đạt đến sự Giác ngộ .
10. Có một thanh niên tên Srona sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng luôn bệnh tật. Anh ta rất khao khát đạt đến sự Giác ngộ và trở thành môn đệ của Đấng Chân phúc. Trên đường tìm kiếm sự Giác ngộ, anh ta gắng sức bước đến mức hai bàn chân mình bị chảy máu.
Đấng chân phúc động lòng trắc ẩn bèn bảo, “Srona này, con có bao giờ học cách chơi đàn hạc ở nhà chưa? Con có biết đàn hạc không phát ra tiếng nhạc nếu dây đàn quá căng hay quá chùng. Đàn chỉ ra tiếng nhạc khi dây được căng đúng. Con không thể dạt đến sự Giác ngộ nếu con căng dây đàn tâm trí của mình quá căng hay quá chùng. Con phải thận trọng và hành động sáng suốt.”
Srona nhận thấy những lời này rất chí lý và sau cùng có được điều mình muốn.
11. Khi xưa có một hoàng tử rất thành thạo năm môn vũ khí. Một hôm sau buổi tập luyện trở về nhà, gặp phải quái vật có bộ da không thể đâm thủng.
Quái vật trừng mắt nhìn hoàng tử nhưng không khuất phục được. Hoàng tử bắn tên trúng nhưng quái vật vẫn bình an vô sự. Kế đến hoàng tử ném lao nhưng không xuyên thủng lớp da dày của quái vật. Hoàng tử tấn công quái vật bằng nắm đấm, chân đá nhưng cũng không ăn thua, vì quái vật dang cánh tay khổng lồ của mình gạt hoàng tử raxa. Hoàng tử cố dùng đầu để tấn công nhưng cũng vô ích .
Quái vật nói, “Ngươi phản kháng cũng vô ích thôi, ta sắp ăn thịt ngươi đây.” Nhưng hoàng tử đáp: “Ngươi nghĩ ta đã dùng hết các loại vũ khí và bất lực, nhưng ta vẫn còn một loại. Nếu ngươi ăn thịt ta, thì ta sẽ tiêu diệt được ngươi từ bên trong bụng của ngươi.”
Lòng dũng cảm của hoàng tử khiến quái vật phải lo lắng, “Ngươi làm điều đó như thế nào?” Hoàng tử đáp, “Bằng sức mạnh của Chân lý.”
Sau đó quái vật thả hoàng tử ra và cầu xin hoàng tử dạy cho mình Chân lý. Truyện ngụ ngôn này ngụ ý nên rèn luyện tính kiên trì và không nản lòng khi đối mặt với thất bại.
12. Cả sự tự khẳng định và sự trơ tráo đáng ghét làm cho nhân loại khó chịu nhưng sự hổ thẹn và mất danh dự lại bảo vệ con người. Con người kính trọng cha mẹ, người già, anh chị vì họ nhạy cảm với sự hổ thẹn và mất danh dự. Sau khi tự phê phán, thật đáng giá khi hủy danh dự ra khỏi cái tôi và cảm thấy xấu hổ khi quan sát người khác.
Nếu người ta có thái độ ăn năn, hối lỗi thì tội lỗi sẽ biến mất, nhưng nếu không có thái độ ăn năn ấy, thì tội lỗi vẫn tiếp tục và lên án anh ta mãi mãi.Chỉ có những người lắng nghe lời dạy chân chính và nhận biết ý nghĩa của nó và mối quanhệ của nó với bản thân thì mới lĩnh hội và hưởng lợi .
Nếu người ta chỉ nghe lời dạy chân chính nhưng không chịu rèn luyện, sẽ không đạt đến sự Giác ngộ được. Khiêm tốn, nhún nhường, nỗ lực và trí tuệ là những nguồn sức mạnh to lớn giúp con người tìm kiếm sự Giác ngộ. Trong số này, trí tuệ là nguồn sức mạnh lớn nhất và phần còn lại là những khía cạnh của trí tuệ. Nếu con người, trong khi rèn luyện, yêu thích chuyện thế tục, thích nói chuyện vu vơ hay ngủ thiếp đi, anh ta đã từ bỏ con đường Giác ngộ.
13. Khi rèn luyện đạt đến sự Giác ngộ, một số người thành công nhanh hơn người khác. Vì thế, không nên chán nản khi thấy người khác Giác ngộ trước mình.
Khi người tập luyện môn bắn cung, anh ta không nghĩ mình có được thành công nhanh chóng nhưng hiểu rằng nếu mình tập luyện kiên nhẫn, khả năng bắn cung sẽ ngày càng chính xác hơn. Dòng sông bắt nguồn như dòng suối nhỏ nhưng ngày càng rộng hơn cho đến khi chảy ra đại dương.
Như những minh họa này, nếu người ta cứ kiên nhẫn, bền chí, chắc chắn sẽ đạt đến sự Giác ngộ. Như đã giải thích, nếu người ta cứ luôn mở mắt, đâu đâu cũng tìm thấy được lời dạy, và cơ hội đạt đến sự Giác ngộ đối với anh ta thật vô tận. Khi xưa có người đốt nhang. Anh ta nhận thấy mùi thơm của nhang không đến cũng không đi ,không xuất hiện cũng không biến mất. Sự cố bình thường này đưa anh ta đạt đến sự Giác ngộ.
Khi xưa có người chân đạp phải gai. Anh ta cảm thấy nhức nhối, trong đầu nảy ra suy nghĩ, đau nhức chỉ là phản ứng của tâm trí. Từ sự cố này, trong tâm trí nảy ra một ý nghĩ khác sâu xa hơn, có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu người ta không kiểm soát được nó, hoặc có thể kiểm soát được nếu như người ta thành công. Từ những ý nghĩ này, một thời gian sau, sự Giác ngộ sẽ đến.
Có một người khác rất tham lam. Một hôm anh ta đang nghĩ bằng đầu óc tham lam của mình khi nhận thấy ý nghĩ tham lam không gì khác hơn là mớ vỏ bào và miếng mồi lửa để trí tuệ có thể đốt cháy và phá hủy. Đó là sự khởi đầu Giác ngộ ở anh ta.
Có một câu ngạn ngữ: “Hãy giữ cho tâm không đổi. Khi tâm không đổi, thì cả thế gian này sẽ không đổi.” Hãy ghi nhớ những lời dạy này. Hãy hiểu rằng mọi sự phân biệt trên thế gian đều do cách nhìn phân biệt của tâm mà ra. Có con đường dẫn đến sự Giác ngộ trong những lời dạy ấy. Thật ra, con đường dẫn đến sự Giác ngộ thật vô hạn.