"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

Câu chuyện tình yêu xúc động của ông bà nội

Hiện nay có rất nhiều người trẻ cho biết: Tôi không còn tin vào tình yêu nữa. Nhưng các bạn có biết tình yêu thật sự là gì hay không? Các bạn đã dành những gì cho tình yêu? Và đã có được gì từ tình yêu?

Khoảng thời gian trước có một người bạn kể cho tôi nghe câu chuyện về ông bà nội của anh ấy, hy vọng rằng các bạn nghe xong sẽ nhận ra được nhiều điều.

tình yêu của ông bà
(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Câu chuyện như sau: Trước đây bác tôi kể rằng khi còn trẻ bà nội không hề quen biết ông nội.

Bà thích con trai của ông giáo trong trấn, còn khi đó nhà ông nội nghèo lắm, do mối quan hệ quen biết nên ông bà đã được hứa hôn từ lâu, nhưng mà bà nội thì không thích, bà thà không lấy chồng chứ cũng không chịu làm theo sự sắp đặt của người lớn.

Cuối cùng, cụ ngoại không còn cách nào khác, bèn dùng dây thừng đỏ trói bà lại, sai người khiêng bà sang nhà ông nội. Vào ngày cưới, bà không cho ông nội chạm vào người mình và đòi chết, rồi bà ném chăn gối xuống đất. Ông nội chẳng nói chẳng rằng, chỉ ôm chăn gối ra ngủ dưới nền đất ở phòng ngoài, cứ thế kéo dài suốt một năm rưỡi.

Dần dần, việc này bị đồn khắp làng. Ông nội bị mọi người chế giễu rằng nền nhà hẳn là êm lắm. Ông nội cũng không biết là họ đang nói đùa, ông vỗ ngực, cười ha ha rồi bỏ đi, không hề tức giận với họ.

Sau khi ông bà lấy nhau được gần 4 năm thì bác cả mới ra đời. Khi đó con trai của ông giáo quay về nói rằng muốn đưa bà nội đi sống những ngày vui vẻ.

Ông nội không nói gì, bà nội nhìn quang cảnh trong nhà và con trai đang nằm trên võng. Bà không nhịn được bật khóc, rồi nói với con trai ông giáo rằng: tôi không đi được, tôi và anh có duyên mà không có phận; đây là nhà của tôi, nếu tôi mà đi thì cái nhà này phải làm sao.

Kể từ ngày hôm ấy, bà nội lựa chọn ở lại. Các con cũng lần lượt ra đời, nhưng câu cửa miệng của bà vẫn luôn là “ông mà như thế như thế là chúng ta ly hôn”.

Khi cuộc sống trong làng bước vào giai đoạn khó khăn nhất, bác cả chỉ mới mười mấy tuổi, đúng vào lúc đang tuổi ăn tuổi lớn. Cả nhà năm sáu miệng ăn, mỗi ngày đều phải một bữa no một bữa đói.

Không còn cách nào khác, ông nội quyết định cùng mấy người trong làng đi làm ăn, mà cũng không dám đi quá xa nhà. Cứ mỗi nửa tháng ông mang lương thực về nhà một lần. Bác cả nói rằng cả đời này bác cũng sẽ không quên kỷ niệm trong khoảng thời gian đó. Mỗi ngày bà nội đều ăn cơm thừa của con, có món gì dinh dưỡng đều sẽ dành cho các con. Cứ đến ngày là bà nội lại mang nước ra đứng ở đầu làng suốt đêm để đợi ông về.

tình yêu của ông bà
(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Khi những ngày khó khăn nhất qua đi, các bác cũng đã lớn. Nhưng bà nội vẫn thường hay cãi vã với ông, bà nội vẫn cứ không thôi nhắc đến hai chữ ly hôn.

Có lần ông cười bà: “Bà cứ nói ly hôn ly hôn, bà có biết làm sao để ly hôn không?” Ông còn chưa dứt lời thì bà đã giả vờ hô hoán lên dọa ông hết cả hồn, các bác ở bên cạnh cảm thấy rất buồn cười.

Cuối cùng bà chậm rãi nói với ông: “Kiếp sau mà gặp nhau, ông sẽ không bị tôi dọa mà bỏ chạy đấy chứ”.

Ông nội nói: “Làm gì có, nếu có kiếp sau, tôi sẽ không làm ruộng nữa”.

Bà nội hỏi: “Không làm ruộng, vậy thì ông làm gì?”

Ông nội nói: “Không làm ruộng, tôi phải chăm chỉ học hành, làm một người có văn hóa, đưa bà đi đây đó”.

Bà nội cười rồi rơi nước mắt, bà nói: “Kiếp sau nếu gặp ông, chắc chắn tôi sẽ không bị bố trói mang sang nhà ông nữa đâu”.

Vừa dứt lời, bà siết lấy tay ông rồi ra đi. Ông nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt của bà, nước mắt lăn dài trên gương mặt ông….

Theo  Minh Ngọc – trithucvn.net (Sưu tầm và biên dịch)

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm