***Nghiệp chướng chính là ý niệm: ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác. Ý niệm vì chúng sinh là niệm thiện, niệm này là nghiệp thiện; Ý niệm chỉ vì bản thân mình là niệm ác, niệm này là nghiệp ác.***
Muốn tiêu nghiệp chướng trước tiên phải biết nghiệp chướng là gì. Nếu như nghiệp chướng là gì cũng không biết thì bạn bắt đầu tiêu nghiệp từ đâu? Trước tiên cần nhận thức nghiệp chướng, sau đó mới có biện pháp đem nó tiêu trừ.
Nghiệp chướng chính là ý niệm. Ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác. Tiêu chuẩn của thiện- ác là gì vậy? Điều này phải làm cho rõ ràng. Nếu như không làm rõ ràng, rất nhiều người cho nghiệp ác là nghiệp thiện, không biết mình tạo nghiệp ác.
Tiêu chuẩn ở trong Phật pháp: ý niệm này chỉ vì tất cả chúng sanh được lợi ích, mà không có vì bản thân là niệm thiện, đây là nghiệp thiện. Nếu như khởi một ý niệm chỉ vì bản thân được lợi ích, không có nghĩ đến tất cả chúng sanh, cái ý niệm này chính là nghiệp ác.
Chúng ta khởi cái ý niệm vừa vì lợi ích bản thân vừa vì lợi ích chúng sanh thì như thế nào? Cái ý niệm này là thiện- ác trộn lẫn. Không phải thuần thiện cũng không phải thuần ác. Cái quả báo đó phải xem tương lai cái lực lượng nào mạnh sẽ đi thọ báo trước. Niệm thiện nhất định được thiện quả. Ác niệm nhất định phải chịu ác báo. Cái thiện ác lẫn lộn bất định này, phải xem duyên sau này. Như thế từ đó cho thấy, khởi tâm động niệm quan hệ quá lớn.
Cho nên Phật ở trong pháp Đại Thừa chỉ dạy chúng ta, một lòng một dạ chuyên niệm A-Di-Đà Phật, một lòng một dạ chuyên khuyên tất cả chúng sanh niệm A-Di-Đà Phật, cái nghiệp này là thuần thiện. Một lòng một dạ cầu sanh Tịnh độ, cái thế gian này quyết định không có niệm tham, thế là bạn một chút ác nghiệp cũng không có, ở trên thế gian này tùy duyên qua ngày là tốt.
Chúng ta nếu biết, rõ lý rồi, tâm của chúng ta liền an ngay, chẳng cầu cái gì cả. Tất cả đều tùy duyên, tùy duyên liền tự tại.
HT. TỊNH KHÔNG