Thái tử Tất Đạt Đa chứng kiến cái chết của Baldew nên bỏ đi khỏi cung điện với suy tư rằng “ta phải ngăn cản chiến tranh.”, tới ngày Đức Vua khởi binh ra trận cũng vẫn chưa tìm thấy Thái Tử.
Thiên tử Đề Ba Đạt Đa nghe lệnh Đức Vua đã bắt sống ngựa tế của Đức Vua Pesanadi nên cuộc chiến tranh giữa 2 nước đã xảy ra. Ngày giáp trận, đại quân nước Koshala rất quy mô và hùng mạnh.
Mẹ của Đề Bà Đạt Đa muốn Đề Bà Đạt Đa tìm cơ hội giết Thái tử trong chiến trận nhưng Đề Bà Đạt Đa từ chối và chỉ hứa rằng nếu Thái tử gặp nguy hiểm thì cũng sẽ không ra tay giúp đỡ.
Vua Thiện Giác nói dối Vua Tịnh Phạn rằng băng trên miền thượng du sông Rosini tan, mực nước dâng cao nên không đến tham gia giúp Vua Tịnh Phạn được. Khi Vua Tịnh Phạn bị dồn vào đường cùng thì Thái tử cùng bầy voi xuất hiện và giải nguy.
Thái tử khuyên ngăn hai bên để không còn chiến tranh:
– Sẽ được lợi ích gì trong chiến tranh? Có chăng chỉ là lời oán hận.
– Chiến tranh vốn dĩ không có hơn thua, cái chết mới chính là chung cuộc. Dù có chiến thắng thì sao chứ, tất cả đều phơi thây ở chiến trường, cơ nghiệp bao nhiêu năm qua thoáng chốc tan hoang.
– Chiến tranh để làm gì? Để chiếm những tất đất không thuộc về chúng ta hay sao? chúng ta hãy dừng cuộc chiến tranh này lại để cho con người thoát khỏi tội ác.
Để có thể giải quyết trận chiến này mà không phải đánh nhau và vẫn giữ tôn nghiêm của hai nước, Vua Ba tư nặc đưa ra lời đề nghị thi bắn cung: Mục tiêu làm bia bắn sẽ là vương miện của vua Ba Tư nặc và thái tử – vì đó là sự kiêu hãnh của một quốc vương. Họ sẽ tráo vương miệng cho nhau và mời cung thủ giỏi nhất trong quân của hai bên lên thi tài, bên nào bắn trúng thì bên đấy thắng.
Vua cha ngăn không muốn cho Thái tử làm bia – Đại quân đã hi sinh ngàn vạn sinh mạng. Sao Ngài lại chỉ tiếc mình con? Nếu thắng thì có thể cứu được bao nhiêu sinh mạng”.
Đề bà đạt đa đã bắn trúng chiếc mũ còn người bên tộc Koshala thì lại không dám bắn nên đã chấp nhận thất bại.
– Cho dù Quốc vương thần dũng cái thế nhưng sức mạnh đích thực lại nằm trong quân đội.
– Tha thứ và hòa bình. Hòa bình khi chiến tranh chấm dứt, khoan dung đối với kẻ thù.
Đức vua đã đồng ý làm theo mong muốn của Thái tử là tha thứ và khoan dung với quân địch, bắt quân địch phải bồi thường tổn hại và cam kết không được xâm phạm lãnh thổ của tộc Thích ca nữa.
Thái tử muốn đem tất cả vũ khí của quân địch đem nung chảy để không còn ai bị giết hại nữa vì khi đó nhân tính mới được phục hồi và chỉ có hòa bình mới đem lại sự yêu thương.
Người đứng đầu của Koshala đã ngả mũ khâm phục trước Thái tử.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-16-phim-hay.html