Đức Vua và Hoàng Hậu đã chuẩn bị rất nhiều vật phẩm để Thái tử và Công chúa được Bà-la-môn làm lễ ban phước lành tránh đi mọi chướng ngại nhưng chính Bà-la-môn cũng bị thương ở chân nghĩa là Bà-la-môn cũng không không tránh được nghiệp quả của mình. Do đó nghiệp quả mới là nguồn gốc của mọi vấn đề.
– Không ai có thể can thiệp vào nghiệp quả của người khác do đó cách ban phước của Bà-la-môn là sai lầm.
– Nhưng nếu nghiệp quyết định tất cả thì tại sao chỉ có Bà-la-môn có thể ban phước còn giai cấp Thủ-đà-la chỉ cần chạm nhẹ thôi thì cũng là phạm tội?
Do Bà-la-môn không trả lời được câu hỏi của Thải Tử nên Thái tử đã mang những vật phẩm đi phát cho người nghèo.
Trong khi phân phát, người dân muốn báo đáp ân đức của Ngài nhưng Thái tử chỉ nói:”khổ đau của các ngươi, ta đến mang những khổ đau đó đi”. Người dân cũng cầu xin viên quan thu thuế đừng ngược đãi họ nữa, không chỉ lấy tiền mà còn cướp hết tài sản của họ. Thái tử tức giận nên đã đến nhà một viên quan hỏi tội . Nhưng khi Thái tử thấy quan viên này mặc dù sống trong giàu sang nhưng lại có một đứa con gái tật nguyền nên Thái tử chỉ bắt hắn trả lại số lương thực cho dân. Thái tử nhận thấy người giàu có nhiều của cải thì cũng khổ như người nghèo, xem ra có tài sản chưa chắc được an vui, đôi khi còn đau khổ triền miên, không ai có thể tránh khỏi đau khổ hết.
Trên đường đi Thái tử cũng gặp một nhà tu hành và qua trao đổi Thái tử được biết:
– người tu hành coi cả thế gian này như nhà của mình
– người đời lo mưu sinh còn người tu hành không cần chuyện đó
– nhờ vào sự bố thí của mọi người mới có khất thực, khất thực không cảm thấy xấu hổ vì chiến thắng ngạo mạn và sự hổ thẹn mới làm được một người tu
– thiên nhiên không keo kiệt, nước ở khắp nơi, không khí lưu chuyển, cây dâng trái ngọt
– bình thường nổ lực khống chế tâm niệm của mình, tâm niệm của mình thường bị sự tham lam, u minh và sự giận dữ trói buộc
– không phải ta đi mà chính vận mệnh sẽ dẫn ta đi. đi tìm nơi bình yên.
Thái tử thấy thật lạ sao khi nhà tu chỉ có hai bàn tay trắng nhưng vẫn sống an vui như vậy???
Thím Mangala muốn cho Bề-bà-đạt-đa kết hôn với công chúa nước Tapohdan (nước Cần lỵ). Nhưng Bề-bà-đạt-đa lại giận dữ vì chỉ muốn được kết hôn với Công chúa Gopa và lấy đi tất cả những gì thuộc về Thái tử.
Đức vua có gửi thư nhắc nhở Vua Pesanadi (Ba tư nặc) về việc chịu mọi tổn thẩt về phí tổn chiến tranh nhưng Vua Ba tư nặc chưa chịu bồi thường, lấy lí do cựu quốc Vương Koshal vừa băng hà, hẹn một ngày gần nhất (chính là ngày tái chiến).
Trong buổi nghị triều Cần-lỵ-vương và các quan thần đều phẫn nộ với Đức vua vì đã tha mạng cho Vua Ba tư nặc và giờ hắn không thực hiện đúng lời hứa mà còn dự định tái chiến tranh. Vì quá tức giận nên Cần-lỵ-vương đã cấm Thái tử không được tham dự vào việc triều chính và đặt chân vào nước của ngài, rồi giận dữ bỏ về. Các vị vua trong tộc Thích ca đã yêu cầu Đức vua phải nghĩ ra cách bắt vua Ba-tư-nặc thực hiện yêu cầu không thì Đức vua sẽ bị thay bởi người khác.
Thái tử đề xuất xây thêm chiếc cầu bắc qua sông Rohini vừa thông thương miền Bắc vừa phá bỏ con đường độc quyền bên phía Koshal, vừa có thể qua lại với nước Ma-kiệt-đà. Giúp rút ngắn thời gian và tăng thêm thu nhập cho nước Ma-kiệt-đà vì được phí qua cầu. Ngoài ra không sợ Ba-tư-nặc đột kích. Quốc vương Ma-kiệt-đà, vua Tần-bà-la-sa sẽ đứng về phía họ, mà ông ta là anh rể của Ba-tư-nặc, Ba-tư-nặc sẽ không dám mạo phạm anh rể mình.Thái tử xung phong là người sẽ đi Ma-kiệt-đà thương thuyết với Tần-sa vương – chính là người đã tặng Thái tử chiếc nhẫn mà ông ta thích (tập 20).
Cần Lỵ vương đã gửi thư trả lời thím Mangala việc ông bị xỉ nhục ở buổi triều hôm nay nên hôn sự giữa hai bên bị hủy bỏ. Thím Mangala quá tức giận tìm đến trách móc Đức Vua.
Thái tử cảm thấy rất buồn khi tại sao luôn có nhiều điều mệt mỏi xảy ra, từ việc cãi nhau trên triều đến việc thím Mangala nổi giận. Công chúa Gopa phải an ủi chàng.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-23-phim-hay.html