Đức Phật đã dạy cho vua Tần-bà-sa-la (Bimbhisala) rằng:
- “Vạn vật trong thế gian dung hợp thành một thể, giống như một sợi dây vô hình mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Nếu như ngài càng siêng làm điều thiện thì theo thời gian, nghiệp thiện – như ngọn sóng đổ xô vào bờ, nghiệp thiện sẽ theo ngài từ đời này qua đời khác cho đến ngày giác ngộ. Ngược lại, nếu ngài làm điều ác cũng sẽ khiến nhiều kiếp phải chịu quả báo khổ, tất cả điều đó kết thành nguyên nhân sa đọa. Nếu ngài chánh niệm chuyên chú vào từng phút giây trong hiện tại, giữ được sự bình lặng an nhiên, ngài sẽ tìm được trung đạo trong chính nội tâm, không thấy buồn cũng như không thấy vui, vượt khỏi sự ràng buộc của nghiệp lực. Cuối cùng sẽ chứng được chân lý vô thượng”.
Vậy là vua Tần-bà-sa-la liền quy y Đức Phật.
Ở nhà mọi người vẫn thấp thỏm chờ tin của Thái tử trở về, đặc biệt là Công chúa khi mãi vẫn chưa thấy thông tin của chồng mình.
Đề-bà-đạt-đa bày âm mưu, cố ý đưa Hoàng tử đến những chốn ăn chơi để chìm vào trong tửu sắc, không thoát ra được, và lúc ấy ngôi vương sẽ thuộc về hắn. Biết được điều này, Công chúa vội đến khuyên ngăn và may mắn rằng, Nanda đã hiểu được điều này, hiểu được mình đã sai, liền từ chối Đề-bà-đạt-đa khiến hắn tức giận khi âm mưu của mình không thành công.
Khi các đệ tử của Đức Phật đi khất thực thì người dân trong làng không cho đồ ăn mà còn mắng chửi, đuổi họ ra khỏi làng. Các vị đại sư tức giận ra về và về xin Đức Phật cho đi nơi khác. Nhưng Đức Phật đã giúp họ hiểu rằng con người ai cũng cần thời gian đón nhận những cái mới, đặc biệt cái phá vỡ đi những truyền thống trước kia của họ, phải có sự kiên nhẫn. Và đặc biệt là nếu họ còn đang ôm lòng sân hận, thì việc chứng ngộ được chân lý còn cách rất xa.
- “Con người xưa nay không dễ đón nhận những thứ mới lạ, các thầy đang phá hủy tín ngưỡng trước đây của họ tất nhiên là họ không thích, đầu tiên chọc phá, hành hung, trốn tránh, không quan tâm nhưng dần dần đón nhận, phải trải qua sự chuyển hóa, phải giữ sự khiêm khung nhẫn nhục”
Vua Tần-bà-sa-la mở tiệc chào đón Đức Phật và tất cả đệ tử đến với Hoàng cung của mình. Biết được có Đức Phật tới, có một người đàn bà con đã mất nhờ ngài cứu con bà sống lại. Đức Phật bảo cô ta hãy đi xin hạt cải ở các nhà về đây nhưng những nhà đó phải chưa bao giờ có người thân qua đời. Cô ta liền vội đi nhưng ai ai cũng đã từng trải qua việc mất người thân nên không giúp cô ta được. Khi trở về Đức Phật đã giúp bà hiểu rằng trong cuộc sống, có sinh ắt có tử, không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu nghèo, đó là quy luật tự nhiên. Và không có gì là mất đi, chỉ là ẩn một nơi ngoài tầm nhìn của mình. Và để được giải thoát, chính là sự chuyển hóa trong tâm mình. Cho dù buồn đau ập xuống hay niềm vui ùa vào thì cũng giữ được sự điềm nhiên giữa hai thứ. Sống và chết chỉ là một.
- “Vầng trăng lơ lửng giữa bầu trời giống như chân lý vô thường, mỗi đêm trăng mọc lên rồi từ tròn đày, sau khi tròn đầy rồi lại khuyết đi, cuối cùng không còn thấy gì rồi lại bắt đầu xoay vần nhưng nó không hề mất đi, chỉ là ẩn ngoài tầm nhìn của chúng ta”
- “Chân tướng của sinh mạng như chiếc bóng của con người. khổ đau theo suốt cuộc đời, nguyên nhân khổ đau là chấp trước vào ngoại cảnh, vạn vật đều không thể trường tồn, để giải thoát thì cho dù buồn đau ập tới hay niềm vui ùa vào đều phải giữ điềm nhiên, xiềng xích khổ đau được mở, sống – chết, tự hội – chia ly chẳng phải là hai, mà chỉ là một”
Vua Tần-bà-sa-la ngỏ ý mong Đức Phật lưu trú lại rừng trúc, tịnh xá trúc lâm. Đức Phật đồng ý ở lại bốn tháng mùa mưa.
Đề-bà-đạt-đa oán giận vì bị Đức vua khiển trách khi lôi kéo Nanda vào con đường xấu, anh ta liền nghĩ ra cách liên kết với Thái tử A-xà-thế của nước Ma-kiệt-đà để giành lấy ngai vàng.
http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-37-phim-hay.html