"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT – TẬP 38: BUDDHA THU NHẬN HAI ĐẠI ĐỆ TỬ MỤC KIỀN LIÊN (MOGHALANA) VÀ XÁ LỢI PHẤT (SARIPUTTA).

Vua Tần-bà-sa-la đến trách cứ tại sao Thái tử A-xa-thế lại vô lễ với Đức Phật. Thái tử A-xa-thế tức giận vì việc cha mình lấy thêm vợ mới là nàng Amrapali mang lại đau khổ cho mẹ con Thái tử, rồi cả việc ngài đi theo Đức Phật. Rằng các Bà-la-môn lâu nay trung thành với nước Ma Kiệt Đà từ chính sự hay lúc nguy nan đều dốc sức ủng hộ nhưng Vua cha không cho gì cả còn Dức Phật ngồi đó lại hưởng thành quả, tặng cho cả một đội quân bảo vệ thành Kapilavastu và nguyên khu tịnh xá Velu. Khi hai cha con cãi nhau đến đỉnh điểm, Thái tử đã có hành động hỗn láo với cha mình…

  • “Giữ vững lý trung đạo sẽ không rơi vào đau khổ nữa, trái lại cũng không chìm đắm trong niềm vui, chỉ cần thức tỉnh thì ai cũng có thể làm được, đó là cánh cửa đi vào chân lý vô thường”.
  • “Có thể tất cả chúng sanh trong thế gian đều là muôn hình vạn trạng của chân lý, chúng ta cũng xuất hiện trong hình trạng đó rồi sau đó chúng ta lại biến mất trong một hình trạng khác. Hết thảy tất cả chúng sanh đều mang trong mình một kho tàng chân lý do đó chúng ta chắp tay kính chào dù thế gian khó chấp nhận nhưng truyền đạt một thông điệp “chân lý trong tâm tôi tương ứng chân lý trong tâm bạn, dù bạn ý thức được hay là không”

Các đệ tử của Thầy Sanjaya đến cầu xin thầy mình cho rời khỏi rừng tịnh tu để tìm đến Đức Phật để học hỏi đạt cảnh giới cao hơn, để có thể giải thoát, và Thầy Sanjaya đã đồng ý. Khi những người học trò hỏi trong thiền định Ngài đạt những gì thì Đức Phật trả lời không đạt được gì, chỉ là “xa lìa sân hận, thoát ly nỗi buồn, không còn cảm giác âu lo, ta cũng không sợ hãi, không sợ già yếu và chiến thắng được cái chết”

Đức Phật quan tâm tất cả mọi điều chánh hạnh:

  • “Một đốm lửa cháy trong rừng để duy trì ngọn lửa thì ngọn lửa sẽ thiêu đốt hết mọi thứ mà trên đường nó đi qua, thiêu đốt càng nhiều thì càng ngày càng lớn mạnh và hạnh – xấu – ác cũng như vậy thôi. Phẫn nộ – u sầu – tham – sợ chúng lợi dụng nguyên liệu trong chúng ta bùng cháy không dứt, ngọn lửa thù hận và tham lam cháy mãi không tắt cho đến khi chúng ta giải thoát ra khỏi luân hồi”.
  • “Những người luôn để mắt trong sự hưởng thụ thì họ sẽ ra sức kiếm tiền tài nhưng trong lòng không yên, lúc nào cũng lo lắng, càng lún càng sâu, không bao giờ biết đủ, ngày đêm không yên giấc, không biết của cải mất đi thì sẽ sao đây. Người nào có thể đoạn trừ những ràng buộc đó sẽ không lo lắng cho tương lai cũng như không mang gánh nặng của quá khứ, bình thản tự do, chánh niệm trong hiện tại, giữ vững lí trung đạo cuối cùng sẽ lãnh hội được niềm an lạc đích thực trong cuộc đời này”.

Thái tử A-xà-thế đến thành Cà-tì-la-vệ dọa rút quân về nước vì Đức Phật đến thành Ma kiệt đà khiến trong thành có nhiều biến động, gây bất mãn trong dân nên cần nhiều binh lực để trấn áp. Các vị đại thần sợ nếu quân của nước Ma-kiệt-đa thực sự rút về thì quân Ba-tư-nặc sẽ tranh thủ đánh tới. Đề-bà-đạt-đa tranh thủ lúc này, nói mình sẽ đi thuyết phục thái tử A-xà-thế đừng rút quân về nước nhưng thực chất anh ta cố tình bàn âm mưu với thái tử A-xà-thế để hai bên tráo quân lính cho nhau, như vậy để tiện cho Thái tử A-xà-thế lật đổ cha mình lên ngôi Vua nước Mangada và anh ta có thể lật đổ vua Tịnh Phạn lên ngai vàng thành Cà-tì-la-vệ.

Vị đại sư Sanjaya đến gặp Đức Phật. Đức Phật đã khiến ông hiểu rằng:

  • “nếu con người tuân theo một nguyên tắc hay nghi lễ tâm linh nào đó trước sau thì cũng đánh mất tự do của tâm linh. Nếu mù quáng, tuân theo những hành kiến ấy, cho rằng tín ngưỡng của mình là chân lí rồi phủ nhận toàn bộ cái khác, lúc này sự tự do của tư duy hoàn toàn không tồn tại nữa, đó là chướng ngại lớn nhất trên con đường tu hành, nếu như bị nó trói chặt thì chân lý không bao giờ có thể mở ra được”

Con đường giảng dạy của Đức Phật không phải là nguyên tắc mà là sự cảm nhận thuần thúy, là con đường của sự thực hành, không phải để dựa dẫm sùng bái hoặc bản thân không thực hành một cách thực tiễn.

  • “Tình cảm được chia thành 3 loại: vui mừng – buồn đau – tĩnh lặng luôn có mặt trong cơ thể và tình cảm. Tình cảm như ngọn sóng trào dâng sau đó trở về với sự tĩnh lặng. Trước hết hãy quán xét mức độ của tình cảm, am tường thấu hiểu chúng từ đâu đến. Dù là vui hay buồn cũng phải tìm ra nguồn gốc của nó. Từ đó hết thảy mọi thứ đều là “Không”. Giống như bầu trời xanh bao la, tuy rỗng rang không thấy gì nhưng bao trùm mọi vạn vật, cứ tiếp tục nương theo đó mà tu tập. Một sự tịch tịnh vô thưởng hiện hữu sâu thẳm trong nội tâm sẽ không bị dao động nữa, quán chiếu sâu rộng bên trong liền nhận ra đâu là sai lầm, cái kiên cố khó lay chuyển nhất cũng chính là cái mềm yếu dễ vỡ mà “vô minh” là cội nguồn tất cả phiền não”.
  • “Chỉ có Thiền định mới có thể dẹp tan vô tri, còn sự cầu cứu, khổ hạnh nhịn uống, hoặc nhịn ăn đều không thể đạt được. Và Đại sư Sanjaya đã quy y Đức Phật.

Ngày có nhiều thanh niên trong nước theo con đường tu hành, ảnh hưởng đến sức lao động của đất nước, con gái không lấy chồng được, không có người bổ sung vào quân lính mới nên Thái tử A-xà-thế lệnh lấy tiền phân phát cho người dân để tuyên truyền Tì-kheo là giả dối.

http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-38-phim-hay.html

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm