"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT – TẬP 42: ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP CHO VƯƠNG TỘC THÍCH CA, ANANDA, MAHANAM VÀ A-NA-LUẬT (ARINUDHA) CÙNG XUẤT GIA. CÁI CHẾT CỦA ĐẠI VƯƠNG TẦN-BÀ-SA-LA

Trước khi rời thành Ca-tì-la-vệ, Đức Phật có buổi nói pháp cho các vương hầu tộc Sakya, giải đáp mọi thắc mắc. Vương thần hỏi Đức Phật làm sao để học tập chính luận và đạo trị quốc. Đức Phật trả lời:

  • “Một vị quốc vương không cần phải lãnh đạo. Vua một nước phải đối xử với người dân như chính con của mình, phải dùng tình cảm của một người cha đối xử với người dân, vì muôn dân mà mưu cầu hạnh phúc, hãy trân quý quyền lực của mình, nỗi lo của muôn dân cũng là của chính mình, phải đối xử công bằng, xây dựng một xã hội pháp lý công bằng chính nghĩa sẽ khiến cho muôn dân sống trong hòa bình, an lạc”.

Sau khi giảng pháp, mọi người mong Đức Phật hãy ở lại để trị vì Ca-tì-la-vệ nhưng Ngài nói rằng ngài không thể bị bó buộc ở một nơi, Ngài là của chung, Ngài muốn có thể giúp được tất cả chúng sinh, nên Ngài phải tiếp tục lên đường để giải thoát cho chúng sinh.

Đề-bà-đạt-đa rất tức giận khi tất cả mọi người đều tung hô Đức Phật và đặc biệt cả 3 người em họ của hắn đều có ý định quy y Đức Phật. Đề-bà-đạt-đa lý lẽ để chiêu dụ 3 đứa em họ theo phía mình nhưng không thành. Đề-bà-đạt-đa chỉ xem Đức Phật là một tên lừa bịp khiến Đức vua một nước trở thành ăn xin vì anh ta không biết gì về giải thoát Mặc dù bố mẹ của 3 người này không muốn con họ làm tỳ-kheo, đặc biệt lúc này không biết ai sẽ làm người kế vị nhưng biết rằng không thể ngăn cản được nên họ vẫn phải đồng ý trước mong muốn được giải thoát khỏi mọi khổ đau của con họ.

Thái tử A-xà-thế nhốt vua cha mình vào ngục, bỏ đói ngài, còn anh ta thì tự làm lễ Quán đảnh xưng vương. Hoàng hậu liền từ mặt anh ta, không nhận anh ta làm con nữa và cũng không đến chúc phúc. Bà lén lút đưa đồ ăn cho vua Tần-bà-sa-la nhưng vua không ăn vì sợ A-xà-thế biết được sẽ nhốt Hoàng hậu vào nhà lao cho đến chết. Vua Tần-bà-sa-la nói rằng nhờ có lời chỉ dạy của Phật mà ông không còn cảm thấy tức giận, đau khổ, nhờ có thiền định ông đã tìm được chính mình, ông đã được giải thoát. Ông cũng dặn Hoàng hậu rằng dù có buồn, vui thì phải luôn giữ được cõi lòng bình thản.

  • “Đừng nguyền rủa số phận, hãy an trú nơi chính mình, dù gặp khổ hay gặp vui phải luôn giữ được cõi lòng bình thản, hành trì theo lời dạy của Đức Phật sẽ không còn bị khổ đau trói buộc nữa, ở trong ngục yên tĩnh có thể yên tâm thiền định”

Khi đi khất thực, Đức Phật đã gặp một người đàn ông không muốn giúp mà còn trách Đức Phật sao không đi làm kiếm sống mà đi ăn xin, Đức Phật nói:

  • “Ta cũng phải lao động cày bừa và gặt hái, những thành quả do ta tạo ra, cuộc đời là thửa ruộng, tưới tẩm bằng sám hối và thiền định còn chân lý vô thượng chính là công cụ cày bừa, mùa màng mà ta thu hái được đều phân phát cho chúng sanh, người nhận được thành quả ấy sẽ giải thoát ra mọi khổ đau, chứng được chân lý vô thượng, đạt đến cảnh giới niết bàn”.

Nhưng khi nhà ông ta bị cháy, Đức Phật vẫn cứu con trai ông ta thoát chết khiến người này cảm phục Đức Phật

  • “Sự trói buộc của dục vọng, ganh ghét, nóng giận, ngu si và tham lam, ta giúp mọi người thoát ra khỏi những thứ ấy, những ngọn lửa này đang thiêu hủy sinh mạng, khiến vô số người tan thân mất mạng, cánh cửa tâm linh của chúng sanh đang bị ngọn lửa lớn chắn đi nhưng trong tâm vẫn còn một ô cửa sổ, chịu lắng nghe lời ta nói, đến gần Đức Phật sẽ an toàn ra khỏi biển lửa, con đường giải thoát đang ở ngay trước mắt”

3 người em họ của Đức Phật đã tìm được đến nơi ở Đức Phật. Họ để lại hết châu báu cho người hầu đi cùng. Nhưng người này không cần vì cũng muốn được quy y Đức Phật. 3 vương tử cho rằng người hầu xuất thân hèn kém, không thể làm tỳ-kheo được. Đúng lúc gặp Đức Phật trở về, Ngài bảo rằng ở đây không phân biệt giai cấp. Ngài còn nói thêm rằng người này trước sự cám dỗ của của cải mà không thèm đếm xỉa trong khi cuộc đời chưa bao giờ được trải qua sự sung sướng nên người này chắc chắn sẽ tiến rất xa trên con đường tu thiền.

Trước sự xúi giục của Đề-bà-đạt-đa, A-xà-thế đã quyết định sẽ giết chết cha mình. Nghe được tin này, những người thân cận của vua Tần-bà-sa-la đã tập hợp, chỉ còn chờ lệnh của ngài. Nhưng Đức vua Tần-bà-sa-la lại không muốn nhiều người chết vì mình và để con trai mình không phải mang tội ghết cha nên ông đã tự ra tay, giết chính mình trước.

Nàng Amrapali vô cùng oán hận A-xà-thế, nàng muốn được giải thoát khỏi hận thù nên tìm đến cầu cứu Đức Phật:

    • “thù hận không thắng được hận thù chỉ có tình yêu mới hóa giải hận thù, đừng chấp chặt vào chuyện đã qua, không mơ tưởng chuyện tương lai, chỉ nên an trú ở phút giây hiện tại, con sẽ giải thoát được khổ đau tưởng chừng không thể thoát ra được”
  • “Với hận diệt hận thù, đời này không có được.

          Không hận diệt hận thù, là định luật ngàn thu.” (Kinh pháp Cú)

TẬP 42: ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP CHO VƯƠNG TỘC THÍCH CA, ANANDA, MAHANAM VÀ A-NA-LUẬT (ARINUDHA) CÙNG XUẤT GIA. CÁI CHẾT CỦA ĐẠI VƯƠNG TẦN-BÀ-SA-LA

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHỞI CÔNG XÂY  CẦU TỪ THIỆN PHÚC AN (CẦU TUỆ TÂM 405) TẠI TIỀN GIANG.

    15/04/2024

    Ngày 13/4/2024, chuyến xe từ Tp. HCM khởi hành mang theo lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương đến với bà con nhân dân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhà tài trợ lần này đến từ Thành viên của Nhóm Tuệ Tâm VH đã phát tâm tài ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN AN THẠNH (CẦU TUỆ TÂM 404) TẠI BẾN TRE.

    11/04/2024

    Nhẹ như mây đầu núi Thong dong đến rồi đi Hiểu cuộc đời ngắn ngủi Thường hoá thành từ bi (Sưu tầm) Hiểu được sự vô thường, ngắn ngủi của kiếp nhân sinh cũng có thể gọi là một khoảnh khắc giác ngộ về cuộc đời này. Khi đó, lòng từ bi sẽ tự nhiên ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN PHÚC LỘC ( CẦU TUỆ TÂM 397 ) TẠI KIÊN GIANG.

    08/04/2024

    Trong văn hóa Việt Nam, “Phúc Lộc” thường được nhắc đến cùng với “Thọ” trong bộ ba “Phúc – Lộc – Thọ”, biểu tượng cho những điều tốt lành mà mọi người mong đợi: sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ. “Phúc” không chỉ đơn thuần là may mắn mà còn là sự sung ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU AN SINH 1 (CẦU TUỆ TÂM 396) TẠI TRÀ VINH.

    07/04/2024

    “An sinh” không chỉ đơn thuần là sự bình an và hạnh phúc, mà còn là nền tảng quan trọng của cuộc sống. Nó mang lại sự yên bình và niềm vui cho mỗi người cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường ổn định và bình yên cho cộng đồng. Hơn thế nữa, ...

Xem thêm