"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT: TẬP 45 SỰ XÍCH MÍCH TRONG TĂNG CHÚNG Ở KOSAMBI. ĐỨC PHẬT HÓA ĐỘ CHÀNG VÔ NÃO ANGULIMALA.

Thấy Đức Phật đến nhưng hai vị trong tăng đoàn vẫn còn tiếp tục cãi nhau. Đức Phật nói: “ngôn ngữ giống như dao nhọn vậy, nó giết người ta trong vô hình”, Ngài khuyên 2 vị nên giữ bình tĩnh, dùng tâm để lãnh hội thì lòng ngã mạn, đố kị, phẫn nộ, tự đại sẽ không thể bùng phát như vậy.

Trong thời gian được Nàng Amrapali cứu chữa, A-xà-thế và Nàng Amrapali đã nảy sinh tình cảm với nhau. Nhưng A-xa-thế đã che giấu thân phận mình ngỏ lời muốn làm chồng Amrapali và Amrapali đã đồng ý.

A-xà-thế phải trở về Ma-kiệt-đà và hứa rằng sẽ quay lại để cưới nàng Amrapali. Một người hầu của nàng đã nhìn thấy A-xà-thế nói chuyện với thuộc hạ của mình và biết được thân thế nên khi A-xà-thế đi, người này liền kể lại cho Nàng Amrapali biết. Nàng Amrapali đã ngất vì quá bất ngờ.

Buddha giảng cho 2 vị sư và các học trò:

  • “lý đạo mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng tự mình thực hành được”
  • “đừng bao giờ cho mình bị làm nhục mà hãy xem mình thực hành đúng pháp hay chưa?”
  • “Nếu một người sanh tâm hổ thẹn ăn năn, thì cần phải dũng cảm thừa nhận đó cũng là bước đầu tiên sửa đổi sai lầm, cẩn thận lời nói lẫn việc làm, làm một Ti-kheo phải biết sám hối lỗi lầm trước tăng chúng”

Hai thầy đã nhận ra lỗi lầm của mình và chọn cách thức hòa bình đã làm gương cho đại chúng, Buddha lập thêm qui tắc “7 pháp dứt sự tranh cãi”

“Tâm nghi ngờ chính là căn bệnh hẻm nghèo, nó chia rẽ tình người chẳng khác nào liều thuốc độc giết chết tình bạn, cũng giống gai nhọn đâm vào xương cốt. Đừng bao giờ quên rằng chính tư tưởng của chúng ta đã tạo nên con người của chúng ta.

Xuất hiện một người đàn ông cần 100 ngón tay – người ta gọi hắn là Angulimala, có được sức mạnh vô biên nên dân trong làng ai cũng sợ hãi đóng cửa ở nhà không ra đường, không có ai gặp hắn mà quay trở về được cả. Nhưng Đức Phật tiếp tục đi khất thực. Khi gặp Angulimala Ngài không hề sợ hãi mà vẫn tiếp tục bước đi.

Khi hắn quát hỏi sao Ngài không dừng lại, Ngài nói rằng bản thân mình đã dừng lại các hành vi hiểm ác làm tổn hạnh đến chúng sanh và đang học cách che chở sinh mạng của chúng sanh, nếu dùng tâm từ bi để quan sát sẽ thấy chúng sanh đều muốn sinh tồn. Ngài nói do hắn

  • “từng bị tổn thương quá nặng, sự tàn nhẫn của con người bắt nguồn từ vô tri, hận thù, ganh ghét, ngu si, phẫn nộ và dục vọng, tất cả đều do vô minh sanh khởi. Nhưng tình thương, tha thứ, tình yêu, khiêm tốn luôn hiện hữu trong chúng ta. Dù là người tàn bạo nhất trong thế gian thì họ vẫn tồn tại sự lương thiện”.  

Hãy lau sạch đôi mắt nhìn đời. Buddha khuyên Angulimala dừng bước chân thù hận lại chính là bước lên con đường từ bi, nhân ái. Hắn nói giết quá nhiều người không thể dừng lại được nữa nhưng Đức Phật nói rằng

  • “không có chuyện gì là không thể, làm việc thiện không có gì là quá trễ, có thế sáng suốt, ý thức được tội lỗi mà mình phạm phải nghĩa là vẫn có năng lực phân biệt sự thiện ác trong thế gian này”.

Angulimala muốn hồi tâm nhưng sợ mọi người không bỏ qua cho mình nhưng Đức Phật nói rằng:

  • “Con có thể bỏ hết bạo lực, ta sẽ dẫn đường, bảo vệ cho con khỏi sự thù ghét của mọi người nhưng con đường thì mình phải tự bước đi”

Và Đức Phật đã giác ngộ được Angulimala. Angulimala nhậ làm đệ tử của Ngài.

Vua Paseanadi không tin chuyện Angulimala làm đệ tử của Đức Phật, muốn tận mắt chứng kiến vì cho rằng “rắn độc không quên bản năng cắn người”. Ông ta tìm đến rừng Jetvan và thấy Đức Phật đang giảng đạo:

  • “Loài rắn khi lột bỏ lớp da cũ của nó thay vào đó một cơ thể mới hoàn toàn, con người cũng có thể dựa vào sự nổ lực của bản thân để thay đổi thân tâm, thay hình đổi dạng có cuộc đời mới”

Khi thấy Vua Paseanadi đến, Đức Phật vẫn hoan nghênh đón chào. Một vị tỳ kheo nói với Vua Paseanadi:

  • “những gì chúng ta làm là những gì chúng ta nghĩ, vì vậy suy nghĩ tốt sẽ thành tựu hành vi thiện còn suy nghĩ xấu dẫn đến hành vi ác, đây là quy luật tự nhiên, kẻ thù lớn nhất của con người chính là bản thân mình, mọi lúc mọi nơi khiến cho con người lạc lối”.

Khi nghe vị Tì-kheo nói xong, Vua Paseanadi khen ngợi lời nói của vị này thật ngắn gọn mà súc tích thì Đức Phật mói rằng đây chính là Angulimala khiến Vua Paseanadi bất ngờ, mới tin đó là sự thật. Khâm phục Đức Phật đã khiến mọi người trở về bản tâm của mình

http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-45-phim-hay.html

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHỞI CÔNG XÂY  CẦU TỪ THIỆN PHÚC AN (CẦU TUỆ TÂM 405) TẠI TIỀN GIANG.

    15/04/2024

    Ngày 13/4/2024, chuyến xe từ Tp. HCM khởi hành mang theo lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương đến với bà con nhân dân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhà tài trợ lần này đến từ Thành viên của Nhóm Tuệ Tâm VH đã phát tâm tài ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN AN THẠNH (CẦU TUỆ TÂM 404) TẠI BẾN TRE.

    11/04/2024

    Nhẹ như mây đầu núi Thong dong đến rồi đi Hiểu cuộc đời ngắn ngủi Thường hoá thành từ bi (Sưu tầm) Hiểu được sự vô thường, ngắn ngủi của kiếp nhân sinh cũng có thể gọi là một khoảnh khắc giác ngộ về cuộc đời này. Khi đó, lòng từ bi sẽ tự nhiên ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN PHÚC LỘC ( CẦU TUỆ TÂM 397 ) TẠI KIÊN GIANG.

    08/04/2024

    Trong văn hóa Việt Nam, “Phúc Lộc” thường được nhắc đến cùng với “Thọ” trong bộ ba “Phúc – Lộc – Thọ”, biểu tượng cho những điều tốt lành mà mọi người mong đợi: sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ. “Phúc” không chỉ đơn thuần là may mắn mà còn là sự sung ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU AN SINH 1 (CẦU TUỆ TÂM 396) TẠI TRÀ VINH.

    07/04/2024

    “An sinh” không chỉ đơn thuần là sự bình an và hạnh phúc, mà còn là nền tảng quan trọng của cuộc sống. Nó mang lại sự yên bình và niềm vui cho mỗi người cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường ổn định và bình yên cho cộng đồng. Hơn thế nữa, ...

Xem thêm