"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT: TẬP 50 VUA A-XÀ-THẾ QUY Y ĐỨC PHẬT. ÂM MƯU VÀ SỰ SÁM HỐI MUỘN MÀNG CỦA ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

Hóa ra hai thầy Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đi theo Đề-bà-đạt-đa thực chất là để giúp những tỳ-kheo đi sai đường hiểu được đâu là con đường đúng cần đi theo. Các tỳ-kheo ấy biết mình đã sai và quay về xin Đức Phật tha thứ. Ngài trả lời:

    • “Ngoài các thầy ra, không ai cứu được các thầy, không ai làm được điều này, cũng không ai đủ năng lực này. Con đường cần các thầy tự bước đi.”

Đề-ba-đạt-đa tức giận khi quay về tịnh xá thấy không còn một ai, tức giậntự lấy roi quất vào người đến chảy cả máu và hắn lại sục sôi ý nghĩ trả thù Đức Phật.

A-xà-thế đau khổ vì bị nàng Amrapali rời bỏ. Lúc này, nhìn lại cuộc đời mình, thấy ai cũng bỏ mình mà đi, bị phản bội, người thân xa lánh… Hắn hối hận những việc mà hắn đã làm, giờ hắn chỉ còn những vết thương rỉ máu nên hắn muốn được bình yên, muốn giải thoát, và hắn đã tìm đến Đức Phật.

Hắn không gặp trực tiếp Ngài nhưng hắn gửi vương miện nhờ vị Tì-kheo của Đức Phật mang đến cho Ngài, Ngài nói:

    • “Lòng tự tôn không cho phép ông ta đến đây gặp ta, không có con đường đến an vui mà an vui vốn là con đường”

Đức Phật đến gặp hắn và nói:

    • “Bình yên khởi lên từ trong tâm, không khởi lên từ bên ngoài, an trú nơi chính mình”.

Hắn cầu xin Đức Phật cho hắn đi theo bước chân của Ngài.

Đề-ba-đạt-đa không biết A-xà-thế đã theo Đức Phật nên đã tìm đến để bàn tiếp âm mưu hãm hại Đức Phật nhưng A-xà-thế nay đã thay đổi. A-xà-thế bảo ai mà hại Như Lai thì sẽ là kẻ thù của mình và khuyên Đề-bà-đạt-da hãy thay đổi, vì tên tuổi của họ sẽ bị lịch sử chôn vùi còn những lời dạy của Đức Phật sẽ còn mãi luôn mãi mãi soi sáng hết thảy chúng sanh. Nhưng Đề-bà-đạt-đa vẫn không chịu nghe theo.

Trên đường đi khuất thực,  Đức Phật gặp một đại sư của Bà-la-môn, vì giẫm chết một chú ếch, cảm thấy mình mang tội sát sanh nên đã lặn hụp 108 lần trên một nhánh của sông Ganga băng gía  để rửa sạch tội lỗi của mình. Đức Phật gọi ông ta lên và giải thích rằng

    • “nước sông thánh không thể rửa hết tội lỗi mà muốn rửa sạch tội lỗi thì ông phải thức tỉnh chính mình”.

Vị đại sư này liền nhận ra bao năm nay mình đã sai đường và liền qui y Đức Phật.

Đề-ba-đạt-đa theo sau những bước chân đi khất thực của Đức Phật để hãm hại Ngài nhưng không thành khiến hắn càng thêm thù hận. Và khi hắn đẩy một tảng đá to từ núi xuống để muốn đè chết Đức Phật thì lại không ngờ hòn đá không trúng Đức Phật mà hắn lại bị ngã từ trên núi xuống. Đức Phật thấy hắn bị thương liền đem về cứu chữa. Nhưng vì vết thương quá nặng nên không qua khỏi được. Trong lúc hấp hối, Đề-bà-đạt-đa nhìn lại cuộc đời mình và thấy cả đời mình toàn làm việc sai trái. Trước khi chết, Đề-bà-đạt-đa mong Đức Phật tha thứ cho mình và xin được qui y. Đức Phật trả lời:

    • “Đức Phật, Chánh Pháp và Tăng đoàn đều ở trong tâm của mỗi người. Năng lực của giác ngộ (tỉnh thức) chính là Phật. Con đường đưa đến tỉnh thức là Pháp, người luôn giữ chánh niệm trong thân tâm mình là Tăng. Tam Bảo này có sẵn trong tâm thầy”.

http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-50-phim-hay.html

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHỞI CÔNG XÂY  CẦU TỪ THIỆN PHÚC AN (CẦU TUỆ TÂM 405) TẠI TIỀN GIANG.

    15/04/2024

    Ngày 13/4/2024, chuyến xe từ Tp. HCM khởi hành mang theo lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương đến với bà con nhân dân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhà tài trợ lần này đến từ Thành viên của Nhóm Tuệ Tâm VH đã phát tâm tài ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN AN THẠNH (CẦU TUỆ TÂM 404) TẠI BẾN TRE.

    11/04/2024

    Nhẹ như mây đầu núi Thong dong đến rồi đi Hiểu cuộc đời ngắn ngủi Thường hoá thành từ bi (Sưu tầm) Hiểu được sự vô thường, ngắn ngủi của kiếp nhân sinh cũng có thể gọi là một khoảnh khắc giác ngộ về cuộc đời này. Khi đó, lòng từ bi sẽ tự nhiên ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN PHÚC LỘC ( CẦU TUỆ TÂM 397 ) TẠI KIÊN GIANG.

    08/04/2024

    Trong văn hóa Việt Nam, “Phúc Lộc” thường được nhắc đến cùng với “Thọ” trong bộ ba “Phúc – Lộc – Thọ”, biểu tượng cho những điều tốt lành mà mọi người mong đợi: sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ. “Phúc” không chỉ đơn thuần là may mắn mà còn là sự sung ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU AN SINH 1 (CẦU TUỆ TÂM 396) TẠI TRÀ VINH.

    07/04/2024

    “An sinh” không chỉ đơn thuần là sự bình an và hạnh phúc, mà còn là nền tảng quan trọng của cuộc sống. Nó mang lại sự yên bình và niềm vui cho mỗi người cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường ổn định và bình yên cho cộng đồng. Hơn thế nữa, ...

Xem thêm