Nhà Vua vì thương con mà ra chỉ thị cho dân được ra khỏi thành. Còn Hoàng hậu Ba Xà Ba đề quyết định chừng nào Thái tử chưa thành tài thì sẽ không sinh con, vì sợ là khi có em bé sẽ không còn dành được hết thời gian và tình thương cho Thái tử được nữa.
Thái tử thông minh và học rất giỏi, luôn đứng đầu trong tất cả các môn học. Nhưng thái tử lại không thích luyện tập chiến đấu, điều này làm Nhà Vua không bằng lòng vì Ngài luôn muốn thái tử trở thành một dũng sĩ.
Quốc Sư phạt và giáo huấn Đề Bà Đạt Đa về sự nhơ bẩn trong lòng. Khi tìm thấy Thái tử ngồi dưới gốc cây, Thái tử trả lời: “Thầy đã dạy con: Sân giận như lửa, tĩnh tâm như nước, lửa sẽ hủy diệt còn trầm tịnh thì tăng thêm sự thành kính. Con không bỏ đi, sợ sẽ làm anh con thêm giận hơn. Nên con tìm đến đây để ngồi tịnh tâm”.
Đến ngày hội các hoàng tử tranh tài. Võ sư của Vương tử Đề Bà Đạt Đa được ra lệnh phải làm mọi thứ dù dơ bẩn để Đề Bà Đạt Đa giành được chiến thắng, hoặc không chính ông sẽ mất đầu.
– “Làm thầy thì nên yêu thương tất cả các học trò như nhau”
– “Chúng ta cần học cách kiểm soát cơn giận dữ của chính mình, đừng để mình bị chôn vùi trong sự tức giận.”
– “Những vì sao giúp ta kiểm soát được vũ trụ, nhờ vào chỉ tay đoán được vận mạng. Cùng lẽ đó, huyệt đạo trên cơ thể khiến ta cảm nhận được trạng thái của thân tâm, thầy thuốc có thể bắt mạch để đo được nhịp tim. Cơ thể con người chia làm 10 phần, mỗi bên 5 phần đối xứng nhau. Khố đau của con người đều từ chính cơ thể này mà ra. Mỗi cơ quan của thân thể đều tương ứng với lòng bàn tay và bàn chân.” …
Trong lúc tĩnh tâm nhớ lại bài Thày dạy, Thái tử đã tìm ra được thế võ huyền diệu – có thể chiến thắng trên chiến trường mà không cần giết chết kẻ thù.