Thực hành thiền định trong thời gian dài có thể giúp đạt được sức khỏe, mở mang trí huệ, kích hoạt năng lực nội tại của con người.
Sau khi tọa thiền trong thời gian dài, thân thể của con người có thể đạt được trạng thái khỏe mạnh, tư tưởng có thể an hòa, đầu óc cũng tỉnh táo, có thể mở mang trí huệ và kích thích các năng lực. Rất nhiều người thông qua tọa thiền đã trải nghiệm được được trạng thái mà ý thức vô cùng thông suốt và toàn bộ các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể) đồng thời linh hoạt hơn.
Con người có thể buông bỏ các tư tưởng không tích cực, giống như kim tự tháp, có thể tĩnh tĩnh tọa lạc tại đó, không có mong cầu, thì đúng là thích hợp với trạng thái mà Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.
Tọa thiền có thể phục hồi năng lượng sinh mệnh
Thứ nhất, tọa thiền có thể đề cao năng lực của lục phủ ngũ tạng và làm thân thể khỏe mạnh. Đặc biệt là đối với các bệnh mãnh tính hoặc các bệnh ngoan cố như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan, bệnh máu thiếu não, đau nửa đầu, lạnh tứ chi, đổ mồ hôi lạnh v.v…, thì tọa thiền đều có tác dụng điều hòa lại.
Lúc tọa thiền, toàn lực chú ý đều tập trung tại một điểm, hơi thở bình hòa, thông qua hô hấp có thể đưa không khí trong phổi đạt đến trạng thái ổn định, theo đó làm ổn định lượng ôxy tiến nhập vào tim, tổng thể có thể điều tiết lại huyết áp. Khi tĩnh tọa, năng lượng của thân thể tiêu hao ở mức vô cùng thấp, và lượng tiêu hao của ôxy trong tim so với lúc bình thường cũng giảm đi rất nhiều, lực tuần hoàn máu tự nhiên cũng mạnh mẽ hơn so với lúc bình thường. Khả năng tuần hoàn của máu có thể hỗ trợ việc thanh lọc các chất cặn bám trong huyết quản, làm các mạch máu vốn không hoạt động trong thời gian dài hồi phục dần trở lại.
Thứ hai, tọa thiền có thể đề cao khí chất của sinh mệnh. Kiên trì tọa thiền có thể làm cho khí chất trong người ta trầm tĩnh hẳn xuống. Khí chất là thứ bao gồm cả thân thể, tình cảm, tinh thần, là ba loại năng lượng tổng hợp tạo nên sinh mệnh. Tinh thần có thể càng mềm mại thì thân thể càng được tịnh hóa, tình cảm càng được ổn định, biểu hiện ra ngoài chính là tư thế, cử chỉ đều mỹ hảo.
Thứ ba, thiền định có thể hoãn giải các áp lực, giải bỏ các cảm giác lo lắng, hồi hộp và phiền não. Các cảm tình không ổn định của chúng ta thực ra đều là kết quả của “tác động nhân quả”. Những thứ tạo thành tác động nhân quả không chỉ là những sự việc, sự vật ở bên ngoài mà còn do các tác động cơ sở sinh lý khi hệ thống thần kinh bị “căng cứng”. Thực hành thiền định giống như là làm mát xa cho hệ thần kinh. Trong khi tĩnh tọa, vào lúc chúng ta để tâm vào một chỗ, thùy não trước được tăng cường hoạt động, các tế bào não bắt đầu tiết ra endorphin, huyết thanh tố và giúp cho hệ thần kinh có thể thả lỏng. Rất nhiều người chỉ ngồi tọa thiền 10 phút cũng có thể cảm nhận ngay được việc cảm giác hồi hộp mềm dần ra và cảm giác phiền não dần dần tan biến đi.
Người thiền định ngày một nhiều hơn
Theo một báo cáo điều tra của Chính phủ Mỹ vào năm 2007 cho biết, số người Mỹ thực hành thiền định có trên 20 triệu, tính ra là cứ 11 người lại có 1 người đã từng trải qua các trải nghiệm về thiền định.
Càng lúc càng có nhiều các trung tâm y học mở các khóa học về thiền định để giảm áp lực và các chứng đau liên quan đến thần kinh. Các loại khóa học có hơn 200 loại khác nhau, đa số đều theo hướng tập trung sự chú ý vào một suy nghĩ, một âm thanh hay là hô hấp của bản thân.
Việc dạy thiền định cho trẻ em cũng có tác dụng lớn trong việc giúp chúng an định lại, đồng thời tăng khả năng duy trì sự tập trung chú ý trong thời gian dài, tăng năng lực của ký ức.
Thiền định có thể có tác dụng tích cực đối với trị liệu HIV và ung thư
Phương pháp thiền định để dưỡng sinh, trên thực tế có thể truy ngược lại lịch sử từ hơn 5000 năm trước vào thời đại của Hoàng Đế. Theo sách Trang Tử có viết, Hoàng Đế có hỏi một người tên là Quảng Thành Tử về đạo dưỡng sinh, Quảng Thành Tử trả lời: “Vô thị vô thinh, bão thần dĩ tĩnh, hình tướng tự chính. Tất tĩnh tất thanh, vô lao nhữ hình. Vô lao nhữ tĩnh, nãi khả trường sinh. Mục vô sở thị, nhĩ vô sở thinh, tâm vô sở tri, nhữ thần tương thủ hình, hình nãi trường sinh”. Dịch nghĩa là: Không nhìn không nghe, giữ cho tinh thần tĩnh tại, hình thể sẽ tự chính lại; Có thể tĩnh thì có thể thanh sạch, không làm cho cơ thể mệt mỏi. Không mệt mỏi mà tĩnh lại, thì có thể trường sinh. Mắt không nhìn, tai không nghe, tâm không biết, có thể giữ được hình của thần, nhờ vậy mà trường sinh.
Theo như luận thuật ở trên thì tọa thiền chính là đạo trường sinh. Tĩnh tọa có thể dưỡng thân trường thọ, có thể khai trí tăng huệ, vì vậy mà rất nhiều môn phái đều vô cùng coi trọng việc tĩnh tọa.
Công trình của các nhà nghiên cứu ở Đại học California tại Los Angeles cho thấy rằng thiền định tập trung có thể giúp làm giảm tiến tình phá hoại hệ miễn dịch của vi-rút HIV. Theo Creswell, nhà nghiên cứu thực hiện cuộc khảo sát, vi-rút HIV ăn mòn các tế bào CD4 T và làm yếu hệ miễn dịch. Creswell và các đồng nghiệp phát hiện ra, các bệnh nhân HIV tham gia thiền định có tốc độ giảm tế bào CD4 T chậm hơn so với những người không tham gia.
Một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Thần kinh vào tháng Giêng, 2011 cho biết, thông qua việc sử dụng hình ảnh neuro để phân tích tế bào, các nhà nghiên cứu thấy thiền định có thể làm tăng cường hoạt động của telomerase, một loại enzyme rất quan trọng cho việc kéo dài tuổi thọ của tế bào.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học ở Đại học Harvard sử dụng phương pháp chụp ảnh từ trường cho thấy thiền định có thể tạo ra các biến đổi với chất xám trong não. Thiền định đã làm tăng các chất xám ở vùng hồi hải mã trong não, là vùng điều khiển trí nhớ, học tập và định hướng.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Canada cho thấy thiền định có thể làm giảm tốc độ tấn công của các tế bào ung thư. Các nhà khoa học luôn tin rằng độ dài của một loại protein – telomeres – có liên quan trực tiếp đến việc kéo dài thời gian sống sót khi bị ung thư. Các nhà nghiên cứu Canada đã tìm thấy bằng chứng rằng những bệnh nhân ung thư có tham gia thiền định có thể duy trì độ dài của telomeres tốt hơn những người không tham gia.
Theo Thanh Xuân – trithucvn.net