"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

“Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla”: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết!

Mọi việc lớn trong đời đều bắt đầu từ tiểu tiết.

Edward Norton Lorenz một nhà toán học và khí tượng học người Mỹ từng đưa ra một lý luận hết sức kinh điển mang tên “hiệu ứng bươm bướm – The Butterfly Effect”: Một con bướm trong rừng mưa nhiệt đới Amazone Nam Mỹ thi thoảng vỗ cánh. Hai tuần sau đó có thể gây ra một trận lốc xoáy ở bang Texas – Mỹ.

Điều này cho thấy, điều kiện ban đầu chỉ là những thay đổi vô cùng nhỏ bé. Nhưng sau khi không ngừng được phóng đại sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn.

Dĩ nhiên không chỉ trong thế giới tự nhiên mà trong xã hội nhân loại cũng thường xuyên gặp phải “hiệu ứng bươm bướm” này.

Bữa trước, tôi có được được một tin vắn thời sự: Một người đàn ông lái chiếc xe Tesla trị giá hơn 2 tỷ đi du lịch. Trong lúc lái xe, ông ta có hút một điếu thuốc. Sau khi hút xong liền tiện tay ném mẩu tàn thuốc ra bên ngoài cửa xe. Nhưng do gió lớn khiến mẩu thuốc bị cuốn trở lại vào trong xe. Ông ta vội vàng cúi người xuống nhặt, nhưng khi vừa chuẩn bị nhặt mẩu tàn thuốc lên thì vô lăng xe bị chệch hướng, lao vào khe suối ven đường. Khiến bảng mạch vi tính trong xe bị ngập nước.

Sau khi giám định sơ bộ, chiếc xe Tesla trị giá hơn 2 tỷ này cơ bản trở thành đống phế liệu. Rất may người đàn ông đó không sao. Mất tiền là chuyện nhỏ, nhưng nếu gây tại nạn giao thông nguy hiểm, hậu quả sẽ thật khó lường.

Trong câu chuyện mẩu thuốc lá gây thảm án này khiến không ít người xuýt xoa tiếc nuối: Giá như người đàn ông đó cẩn thận hơn một chút, không hút thuốc trong xe, hoặc đừng vứt tàn thuốc ra bên ngoài cửa xe, thì dù tàn thuốc có bị cuốn lại vào trong xe cũng không cần phải vội vàng cúi nhặt… Tất cả những điều này đều là để tránh phát sinh bi kịch.

Thế giới này là như vậy, nhiều khi chỉ vô tình là một thói xấu nhỏ nhưng lại gây ra hậu quả to lớn.

Đại đa số những tai nạn mà chúng ta gặp phải trong đời đều không ngẫu nhiên phát sinh. Mà là do một loạt những hành động sơ ý và không câu nệ tiểu tiết.

Mà một loạt những hành động sơ ý và không câu nệ tiểu tiết này đều khiến chúng ta vì nhỏ mà mất lớn, không những hư tổn tài sản mà xém chút nữa còn phải đánh đổi cả tính mạng.

Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết! - Ảnh 1.

01

Càng không chú ý tiểu tiết càng dễ gặp phải phiền phức.

“Thiếu một móng sắt, mất một chân ngựa. Thiếu một chân ngựa, mất một chiến mã. Thiếu một chiến mã, chiến dịch thất bại. Chiến dịch thất bại, mất một đất nước.”

Đó lại nội dung bài đồng dao liên quan chiến dịch Bosworth mà quốc vương Anh, Richard III phải đối mặt vào năm 1485. Trận chiến này có liên quan tới sự sống chết tồn vong của toàn bộ nước Anh.

Trước khi trận chiến bắt đầu, quốc vương sai người chăn ngựa chuẩn bị con ngựa chiến mà ông yêu thích nhất. Người chăn ngựa lập tức tìm thợ rèn và dặn dò phải mau chóng đóng móng sắt cho ngựa chiến.

Người thợ rèn đóng hết 3 chiếc móng ngựa, đến chiếc móng thứ 4 mới phát hiện thiếu 1 chiếc đinh. Dĩ nhiên móng ngựa sẽ không được chắc chắn. Nhưng vì trận đấu sắp sửa diễn ra, nên quốc vương không hề để tâm tới chiếc đinh thứ 4 trên móng ngựa, vội vàng cưỡi ngựa xông ra chiến trận.

Quốc vương cưỡi ngựa dẫn quân xông về phía quân giặc, anh dũng chiến đấu. Đột nhiên, một chiếc móng ngựa bị tuột ra ngoài, ngựa chiến ngã lăn xuống đất, quốc vương cũng ngã nhào và lăn lộn vài vòng trên mặt đất.

Đám binh sỹ trông thấy quốc vương ngã xuống, liền cảm thấy hoang mang, rồi bắt đầu lo chạy tháo thân. Cả đoàn quân đột nhiên tan rã. Quân địch thấy vậy, nắm cơ hội phản kích và bắt sống quốc vương làm tù binh.

Chỉ vì một phút lơ là, thiếu cảnh giác mà đã đánh mất tất cả. Trong trận chiến này, Richard III đánh mất cả đất nước Anh.

David Packard người sáng lập công ty HP đã từng nói “Việc nhỏ làm nên việc lớn, tiểu tiết tạo ra sự hoàn mỹ”.

Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có thể làm tốt những công việc nhỏ, vậy thì những công việc lớn tự nhiên cũng sẽ phát triển một cách thuận lợi. Thế nhưng rất nhiều người chỉ vì quá tự tin và liều lĩnh, đặt tầm nhìn quá xa mà bỏ lỡ những viên đá nhỏ dưới chân.

Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết! - Ảnh 2.

Nhớ lại hồi thi đại học, tôi cùng đã từng phải rất tiếc nuối chỉ vì những tiểu tiết nhỏ.

Kết quả của những đợt thi thử trước đó, điểm số đều vượt qua mức sàn của ngôi trường mà tôi mơ ước. Thế nhưng, trong ngày thi chính thức môn toán, chỉ vì lúc ôn thi bỏ qua một số công thức nhỏ, khiến tôi hết sức mơ hồ và phải bó tay trước một bài toán lớn.

Mặc dù nắm rõ các bước giải, nhưng công thức áp dụng lại mơ hồ tựa như một sợi lông nhỏ, nhẹ lướt qua trong đầu tôi. Nghĩ thế nào cũng không thể nhớ ra được.

Bước ra khỏi trường thi, tôi cảm thấy rất hối hận và tiếc nuối khiến cả đêm mất ngủ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của ngày thi thứ hai.

Ngày nhận kết quả thi, tôi bàng hoàng bởi tổng điểm của mình thấp hơn so với mức điểm sàn của ngôi trường mơ ước 2 điểm. Vậy là ngôi trường mục tiêu đã vụt mất trong tầm tay của tôi.

Đến tận bây giờ, cứ mỗi mùa thi đại học, tôi đều nhớ lại những giây phút hối hận đó. Giá như, trước đó tôi cẩn thận hơn một chút, bớt chút thời gian củng cố lại những công thức nhỏ đó. Thì sẽ không đến nỗi phải bó tay trước một bài toán lớn. Và cũng sẽ không ảnh hưởng tới tinh thần của ngày thi thứ 2. Và có thể tôi đã chạm tay tới ngôi trường mơ ước.

Âu Dương Tu nhà thơ nổi tiếng thời Tống ở Trung Quốc từng nói rằng: “Tai hoạ thường tiềm tàng ở chỗ sơ hở, mà bậc trí dũng đa số bị khốn ở chốn đam mê”.

Trong cuộc sống có rất nhiều điều nhỏ không đáng để tâm. Thế nhưng nó lại là những nhân tố tiềm ẩn dễ gây ra một loạt những tai ương. Giống như việc một tổ kiến phá vỡ cả nghìn dặm bờ đê, không có sự báo trước, lặng lẽ ập đến.

Con người chúng ta càng sợ phiền phức, càng dễ bỏ qua những chi tiết quan trọng và càng dễ chuốc phiền phức cho mình. Những chi tiết dễ bị lơ là và coi thường đó, nhiều lúc sẽ ảnh hưởng tới các khâu quan trọng khác.

Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết! - Ảnh 3.

02

Bạn có thể cẩu thả, thô lỗ về tính cách nhưng tuyệt đối không được sơ ý lơ là khi xử lý các chi tiết nhỏ

Nhân vật Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử là một nhân vật thô lỗ điển hình, căm hận cái ác, hay làm việc nghĩa, tính tình nóng nảy. Nhưng trong đối nhân xử thế, ông không bao giờ bồng bột, nóng vội, mà ngược lại suy nghĩ rất chu toàn.

Khi nghe được cha con Kim Thúy Liên kể chuyện bị tay ác bá Trấn Quan Tây Trịnh Đồ ép hại Lỗ Trí Thâm nổi cơn thịnh nộ, đưa 2 cha con ít tiền lộ phí và hứa sẽ xử lý việc này.

Thế nhưng, ông không vội vã đi tìm Trấn Quan Tây để xả giận ngay, mà sắp xếp ổn thỏa cho hai cha con Kim Thúy Liên trước rồi mới tìm cách trả thù cho họ.

Ông tự biết mình không thể trực tiếp đối đầu với một tên đồ tể, bèn nghĩ ra một kế để trừng trị hắn: Ông bắt Trịnh Đồ thái vụn 10 cân thịt nạc, rồi lại bắt hắn thái vụn 10 cân thịt mỡ. Không chịu được những yêu cầu vô lý, Trịnh Đồ nổi cơn thịnh nộ.

Lỗ Trí Thâm làm như vậy, một là để lấy lý do đấu đá với Trịnh Đồ. Hai là để Trịnh Đồ hao tổn sức lực, không còn là đối thủ của mình nữa.

Sự “thô lỗ” của Trí Tâm chủ yếu thể hiện trong việc thấy chuyện bất bình chẳng tha. Thế nhưng. Làm việc gì ông cũng túc trí đa mưu và suy nghĩ chu toàn. Bởi vậy mới xứng danh là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Biết được mình nên làm gì, không nên làm gì, biết nhường đường cho những việc quan trọng. Không lao tâm khổ tứ vì những việc không quan trọng. Đó là một trí tuệ lớn hiếm có.

Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết! - Ảnh 4.

03

Tất cả mọi việc lớn trong thiên hạ đều phải làm từ những chi tiết nhỏ.

Biển không chê suối nhỏ nên mới rộng mênh mông, núi không chê đất vụn nên mới cao vời vợi.

Tất cả mọi việc lớn trong thiên hạ đều phải làm từ những chi tiết nhỏ. Những người đến việc nhỏ mà cũng làm không tốt thì dù nhìn xa trông rộng đến mấy cũng khó có thể thành công được.

Tỷ phú Đài Loan YC Wang, người đưa tập đoàn nhựa Formosa của Đài Loan đứng top 50 trong ngành công nghiệp thế giới. Nhưng ít người biết rằng, thời kỳ đầu khởi nghiệp, ông chỉ là một người bán gạo.

Năm 16 tuổi, YC Wang rời quê hương đến Gia Nghĩa mở quán gạo nhỏ, trong người chỉ có vẻn vẹn 200 Đài tệ tiền mặt.

Điều tồi tệ hơn nữa là khi đó ở Gia Nghĩa đã có gần 30 cửa hàng gạo, cạnh tranh kinh doanh vô cùng khốc liệt.

Mà cửa hàng của ông lại là cửa hàng khai trương muộn nhất, quy mô nhỏ nhất, không có danh tiếng. So với các cửa hàng khác không có chút ưu thế nào.

Để tìm đầu ra cho sản phẩm, ông quyết định tìm kiếm và mở ra điểm đột phá trên từng hạt gạo.

Nền nông nghiệp Đài Loan thời bấy giờ khá lạc hậu cả về khâu thu hoạch lẫn gia công. Rất nhiều tạp vật như đá sỏi nhỏ lẫn vào trong gạo. Khiến người sử dụng phải thường xuyên vo đãi nhiều lần, rất mất thời gian và bất tiện.

YC Wang cùng với hai người em trai cùng nhau vào cuộc, tỉ mỉ nhặt từng hạt sạn nhỏ bị lẫn trong gạo, sau đó mới mang ra bán.

Dần dần, mọi người trong thị trấn nhỏ đồn nhau về chất lượng gạo của cửa hàng, không phải vo đãi nhiều lần. Cứ như vậy, 1 đồn 10, 10 đồn 100, quán gạo nhỏ kinh doanh ngày càng phát triển.

Nhưng ông không dừng lại ở đó. Nghĩ đến việc một số khách hàng lớn tuổi phải lọ mọ đi mua gạo vô cùng bất tiện, nên ông nghĩ ra thêm dịch vụ ship gạo đến tận nhà. Đây là một hành động sáng tạo hết sức mới mẻ trong giới kinh doanh gạo thời bấy giờ.

Ngoài ra, ông còn cẩn thận ghi chép lại dung lượng vò gạo của mỗi nhà, có mấy người ăn cơm, bao nhiêu người lớn, bao nhiêu trẻ nhỏ, lượng tiêu thụ gạo như thế nào?Dựa vào đó để dự tính thời gian mua gạo lần tới của khách hàng rồi ghi chép vào trong sổ.

Sau đó, ông sẽ chủ động mang số lượng gạo tương ứng tới tận nhà khách hàng. Với tính kinh doanh tỉ mỉ và cẩn thận, cửa hàng kinh doanh gạo của ông ngày càng nổi tiếng, bà con xa gần ai ai cũng biết đến. Sau hơn một năm tích cóp, ông mở thêm một xưởng xay gạo ở khu phố náo nhiệt và phồn vinh nhất trong vùng.

Cứ như vậy, từ kinh doanh một quán gạo nhỏ, phát triển thành sự nghiệp lừng lẫy sau này, trở thành người giàu nhất Đài Loan.

Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết! - Ảnh 5.

04

Thành công là sự tích lũy từ những chi tiết nhỏ nhất.

Cổ nhân có câu: “Đến nhà mà không quét nổi thì làm sao có thể quét được thiên hạ?”. Phải bắt đầu tích lũy từ những việc nhỏ nhất mới làm nên được nghiệp lớn.

Thành công không nhất thiết phải kinh thiên động địa. Nhiều lúc chỉ cần bạn làm tốt những chi tiết nhỏ xung quanh mình là được. Dù chỉ là một hạt gạo nhỏ, thành công cũng sẽ như nước chảy thành sông.

Câu nói: “Người thành nghiệp lớn đều không câu nệ tiểu tiết”, thực ra chỉ là lý do ngụy biện cho sự lười biếng. Những người thành công thực sự luôn là những người gặp núi xẻ núi, gặp sông dựng cầu. Dù là những chi tiết nhỏ, những công việc nhỏ cũng phải cố gắng giải quyết, chứ không phải tìm cố tìm lý do ngụy biện để cho qua.

Thái độ đối với chi tiết thể hiện tầm nhìn cũng như tầm cao của bạn. Hy vọng, bạn vừa có tầm nhìn xa trông rộng vừa không quên để tâm tới những chi tiết nhỏ. Hãy là một người rộng lượng phóng khoáng mà lại hết sức tinh tế và tỉ mỉ.

Tôi chỉ ném một mẩu thuốc lá mà mất cả chiếc xe Tesla: Xui xẻo và thất bại luôn bắt nguồn từ việc không câu nệ tiểu tiết! - Ảnh 6.Theo cafef.vn

TIN TỨC LIÊN QUAN

Xem thêm