Có một lần nọ, Văn Thù Bồ Tát thị hiện thân người, đi qua nhà của một tên đồ tể, nhìn thấy có đến mấy người đang dự tính bắt giữ một con heo, chuẩn bị đem nó đi giết thịt. Con heo đó phóng chạy bạt mạng khắp nơi, chẳng dễ gì bị trói buộc. Bồ Tát Văn Thù bèn nói với các đồ tể rằng: “Hà tất phải dùng nhiều người như thế? Tôi giết heo, một người thì đủ rồi”. Sau khi tên đồ tể nghe xong, vì để tiết kiệm tiền nhân công, lập tức tuyển dụng ông ta, và bảo ông ta đến vào ngày thứ 2.
Ngày thứ 2, Văn Thù Bồ Tát vẫn thị hiện thân người của ngày hôm qua, đến nhà của tên đồ tể. Trước khi giết heo, Bồ Tát Văn Thù dùng tên người để gọi con heo sắp bị giết ấy. Con heo đó lập tực bèn nhận lời, vả lại nhanh chóng chạy đến một cách tuần phục, ở ngay bên cạnh bồ tát Văn Thù. Tên đồ tể rất kinh hãi, nói rằng “không giết con heo này”, lại để cho Văn Thù Bồ Tát giết một con heo khác. Văn Thù Bồ Tát lại dùng tên của một người khác để gọi con heo đó, ai ngờ con heo đó cũng chạy đến một cách tuần phục, ở ngay bên cạnh Bồ Tát Văn Thù. Tên đồ tể lại kinh hãi nói rằng: “không giết con heo này”. Thì ra, những cái tên mà Văn Thù Bồ Tát trước sau đã gọi chính là tên của cha mẹ của tên đồ tể, do vậy mà tên đồ tể đều không cho giết. Cha mẹ của tên đồ tể lúc còn sống cũng lấy việc giết heo làm nghề nghiệp, chết rồi đều đã biến thành heo. Tên đồ tể do đó mà đã đổi nghề, chẳng dám làm công việc sát sinh nữa.
Nếu như chúng ta có thiên nhãn, chúng ta sẽ vì mỗi một miếng thịt mà chúng ta đã ăn khóc đến chết đi sống lại, bởi vì những cái có thể trở thành bữa ăn trên bàn của chúng ta đều là những chúng sanh có duyên với chúng ta, đều là cha mẹ đời đời kiếp kiếp của chúng ta; chẳng có duyên phận thì bạn vốn dĩ không ăn được cũng nhìn không thấy được.
Tĩnh Nam Đại Sư có nói trong bài văn “Khuyến Phát Tâm Bồ Đề”:
❝Đánh lừa bật máu ai hay cái bi thảm của mẹ ta
Dắt lợn vào lò đâu biết cha ta đau đớn❞
Sưu tầm: Phật Pháp Vô Biên