"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

Vừa ăn vừa uống nước: Tốt đến đâu và hại ở mức độ nào là điều ai cũng cần biết

Uống nước trong khi ăn có tốt cho sức khỏe hay không là câu hỏi nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ.

70% cơ thể chúng ta là nước nên không có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với cơ thể.

Chúng ta thường được khuyến cáo nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để cho quá trình hydrate hóa của cơ thể. Trong trường hợp khí hậu nóng hoặc tập thể dục, cơ thể chúng ta cần nhiều nước hơn.

Tuy nhiên, uống nước vào thời điểm nào và uống như thế nào lại vô cùng quan trọng vì sẽ mang lại lợi ích hay phản ứng có hại cho cơ thể.

Và một trong những vấn đề đó chính là uống nước trong khi ăn có tốt cho sức khỏe hay không – câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Vừa ăn vừa uống nước: Tốt đến đâu và hại ở mức độ nào là điều ai cũng cần biết - Ảnh 1.

Uống nước trong bữa ăn gây hại cho dạ dày

Chuyên gia tư vấn sức khỏe Shonali Sabherwal (Ấn Độ) cảnh báo, thói quen uống nước trong bữa ăn gây cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, làm cho lượng insulin tăng mạnh, gây tích tụ mỡ trong cơ thể.

“Hầu hết người Ấn Độ đều uống nước trong khi ăn bởi họ cho rằng nước có thể khiến thức ăn đi xuống một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ không biết rằng đây là một thói quen không tốt, có hại cho hệ tiêu hóa.

Dạ dày có khả năng nhận biết thời điểm chúng ta ăn và ngay lập tức tiết ra các dịch tiêu hóa như axit hydrochloric cần thiết để phá vỡ các thực phẩm. Nếu việc uống nước ngay vào thời điểm đó, đồng nghĩa với việc pha loãng hoặc làm trôi đi các dịch vị vốn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn.

Do đó, hành vi uống nước trong khi ăn sẽ làm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa”, bà Shonali Sabherwal giải thích.

Chuyên gia Sabherwal cảnh báo bạn có thể bị chứng táo bón khi có thói quen vừa ăn vừa uống nước. Nước trong cơ thể không sử dụng hiệu quả cũng có thể gây ra mệt mỏi. Không những thế, thói quen này cũng có thể dẫn đến kém hấp thu, đầy hơi và khó tiêu.

Vừa ăn vừa uống nước: Tốt đến đâu và hại ở mức độ nào là điều ai cũng cần biết - Ảnh 2.

Hướng dẫn cách thay đổi thói quen uống nước trong bữa ăn

Hiện nay, nhiều gia đình có thói quen vừa ăn vừa uống nước, đặc biệt là trẻ em. Chuyên gia Shonali Sabherwal cho rằng, thói quen này có thể sửa được nếu bạn thực hiện theo những bước sau đây.

– Đảm bảo rằng thực phẩm không quá mặn. Ăn quá mặn sẽ làm cho cơn khát nước của bạn sẽ “trỗi dậy”, từ đó khiến bạn uống nhiều nước hơn. Hãy chế biến những món ăn từ các thực phẩm chứa nhiều nước.

– Không nên ăn vội vàng vì tốc độ ăn nhanh sẽ khiến bạn nuốt chửng thức ăn xuống dạ dày. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy sự cần thiết phải có nước để thúc đẩy quá trình đẩy thức ăn.

Thay vào đó, bạn hãy nhai kỹ và sau đó dịch tiêu hóa sẽ được tiết ra trong khi nhai, và làm dạ dày làm việc hiệu quả hơn.

– Trong bữa ăn, không nên để cốc nước trên bàn, kể cả nước hoa quả.

Uống nước trước và sau bữa ăn như thế nào?

Nhưng trước khi bước vào bữa ăn, bạn khát nước thì sao? Nghiên cứu cho thấy nhấm nháp một ít nước ngay trước và trong bữa ăn không đáng lo ngại, nhưng bạn không nên uống một hoặc hai ly vì ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày.

Theo các chuyên gia, chúng ta nên uống đủ lượng nước nửa giờ trước bữa ăn và một giờ sau bữa ăn. Thực hiện thói quen này cho phép axit tiêu hóa thức ăn đúng cách và ngăn chặn sự hình thành của khí, đầy hơi.

Còn nếu muốn giảm cân, bạn nên uống một cốc nước to ngay trước hoặc trong suốt bữa ăn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy nhanh no và ăn ít hơn.

Theo Soha.vn

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHỞI CÔNG XÂY  CẦU TỪ THIỆN PHÚC AN (CẦU TUỆ TÂM 405) TẠI TIỀN GIANG.

    15/04/2024

    Ngày 13/4/2024, chuyến xe từ Tp. HCM khởi hành mang theo lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương đến với bà con nhân dân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhà tài trợ lần này đến từ Thành viên của Nhóm Tuệ Tâm VH đã phát tâm tài ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN AN THẠNH (CẦU TUỆ TÂM 404) TẠI BẾN TRE.

    11/04/2024

    Nhẹ như mây đầu núi Thong dong đến rồi đi Hiểu cuộc đời ngắn ngủi Thường hoá thành từ bi (Sưu tầm) Hiểu được sự vô thường, ngắn ngủi của kiếp nhân sinh cũng có thể gọi là một khoảnh khắc giác ngộ về cuộc đời này. Khi đó, lòng từ bi sẽ tự nhiên ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN PHÚC LỘC ( CẦU TUỆ TÂM 397 ) TẠI KIÊN GIANG.

    08/04/2024

    Trong văn hóa Việt Nam, “Phúc Lộc” thường được nhắc đến cùng với “Thọ” trong bộ ba “Phúc – Lộc – Thọ”, biểu tượng cho những điều tốt lành mà mọi người mong đợi: sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ. “Phúc” không chỉ đơn thuần là may mắn mà còn là sự sung ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU AN SINH 1 (CẦU TUỆ TÂM 396) TẠI TRÀ VINH.

    07/04/2024

    “An sinh” không chỉ đơn thuần là sự bình an và hạnh phúc, mà còn là nền tảng quan trọng của cuộc sống. Nó mang lại sự yên bình và niềm vui cho mỗi người cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường ổn định và bình yên cho cộng đồng. Hơn thế nữa, ...

Xem thêm