Đặc biệt, đường fructose được xem là có tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình trao đổi chất khi ăn quá nhiều. Đường fructose được làm từ cây mía và có nhiều trong các loại trái cây, rau củ và mật ong. Do đó, nhiều người tin rằng đường trong trái cây cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Đường fructose chỉ gây hại nếu ăn với số lượng lớn. Khi ăn trái cây, chúng ta rất khó để ăn nhiều trái cây đến mức đạt ngưỡng gây hại này. Do đó, đối với nhiều người, đường trong trái cây là an toàn.
Hầu như chúng ta không thể nạp đủ đường fructose đến mức gây hại từ trái cây. Điều này là do trái cây có chất chất xơ và nước. Do đó, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa, nghĩa là đường fructose tác động đến gan một cách chậm rãi.
Ngoài ra, chất xơ trong trái cây không chỉ làm chậm quá trình hấp thụ đường mà còn nhiều lợi ích khác, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này có nhiều trong trái cây, giúp giảm cholesterol và tăng cảm giác no. Nhờ đó, chất xơ hòa tan kiểm soát cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Tuy nhiên, mọi người cũng cần hạn chế các món có nhiều đường được chế biến trực tiếp từ trái cây tươi. Món đầu tiên không được dùng quá nhiều là nước ép trái cây. Nước ép chứa nhiều vitamin và dưỡng chất từ trái cây nhưng đổi lại không có chất xơ. Do đó, đường trong nước ép dễ dàng được hấp thụ và đi vào máu.
Một món khác cần hạn chế ăn là trái cây sấy khô. Vì đã sấy khô nên hàm lượng đường trong trái cây rất cao,
Theo Healthline.