"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa
muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương
"

"Thiền mang đến Tuệ. Tuệ sáng đưa Tâm thiện lan tỏa muôn nơi. Tuệ Tâm VH - Lan tỏa yêu thương"

PHIM ĐỨC PHẬT:TẬP 47 NGƯỜI PHỤ NỮ GIẢ MANG THAI HẠI ĐỨC PHẬT, CUỘC BIỆN LUẬN GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ BÀ-LA-MÔN

Đề-ba-đạt-đa đến tìm Đức Phật, giả bộ đã ăn năn hối cải, khóc lóc mong được nhận sự tha thứ từ Đức Phật, xin phép cho mình gia nhập tăng đoàn. Đức Phật đồng ý cho Đề-ba-đạt-đa làm Tì-kheo.

Lúc trước khi trên đi đến tịnh xá của Đức Phật, Đề-bà-đạt-đa đã gặp một người phụ nữ có chồng theo Đức Phật làm tỳ-kheo, cô ta oán hận Đức Phật vì cho rằng ngài đã cướp đi chồng mình. Đề-bà-đạt-đa liền lợi dụng điều này, bắt tay với cô ta để hại Đức Phật. Người phụ nữ này ngày nào cũng đến gặp Đức Phật và tặng ngài hoa sen trong nhiều tháng.

Nàng Amrapali không biết nên chạy theo tình yêu hay là thân phận. Nàng muốn làm vợ của A-xà-thế để con trai nàng – Jeevak – đang là một thầy thuốc – kế vị ngai vàng. Nàng nói chuyện với con về A-xà-thế nhưng Jeevak không muốn vì Jeevak đã được gặp Đức Phật và muốn quy y theo Đức Phật.

Một hôm sau khi đi khất thực xong, trên đường về tịnh xá, một tỳ-kheo-ni đã gặp một người đàn ông muốn dở trò đồi bại với mình, Tì-kheo-ni nói “niềm vui của mình xuất phát từ giải thoát và thiền định, những đam mê vật dục chỉ mang lại đau khổ”, và chấp nhận móc ra đôi mắt của mình chứ không để bị làm ô nhục. Tỳ-kheo-ni cũng nói cho hắn biết mình là người của Đức Phật, và bất cứ ai hại tỳ-kheo của Đức Phật sẽ bị vua xử tội chết. Thấy vậy, hắn sợ hãi liền xin lỗi và hứa lần sau sẽ không dở trò nữa. Tỳ-kheo-ny này trở về kể với Đức Phật, Ngài liền ra lệnh lần sau khi đi khất thực hay nghỉ qua đêm, các tỳ-kheo-ni phải không được đi một mình để tránh trường hợp như này xảy ra.

A-xà-thế mở một cuộc biện luận tranh tài tại Ma-kiệt-đà cho Đức Phật và tôn giả Sonadanda của Bà-la-môn, một người tài năng đức độ, chưa ai có thể qua mặt được ông ta trong lĩnh vự tri thức thánh điển nhằm để vị tôn giả này có thể đánh bại Đức Phật và khiến dân chúng tin lại vào Bà-la-môn và Kinh Vệ-đà.

Đức Phật xem cuộc biện luận này như hai nhánh sông giao nhau cùng chảy về một hướng, hai loại tư tưởng khác nhau sẽ dung thông với nhau, có thể học hỏi và đối chiếu nên đã nhận lời.

Cuộc biện luận diễn ra:

  • Buddha: muốn biết một Bà-la-môn đúng nghĩa cần có phẩm chất gì?
  • Sondand: có 5 phẩm chất: tướng mạo đoan trang, tinh thông nghi thức văn tế, bảy đời truyền thừa huyết thống trong sạch, học thức đúng đắn và thiện nghiệp.
  • Buddha: phẩm chất nào quan trọng nhất?
  • Sondand: chính là học thức đúng đắn và thiện nghiệp.
  • Buddha: giữa 2 đặc tính ấy, cái nào quan trọng hơn?
  • Sondand: chúng cùng một nguồn gốc, thiện nghiệp và trí tuệ cùng hỗ trợ cho nhau, thiện nghiệp giúp con người phát sinh ra trí tuệ còn trí tuệ thì dẫn dắt cho hành vi làm đúng chánh pháp, đây chính là châm ngôn huyền bí của cuộc đời.
  • Buddha: làm sao để phát huy thiện hạnh và trí tuệ đến chỗ ưu việt nhất.?
  • Sondand: tôi chỉ hiểu nguyên tắc lý luận, nếu biết xin dạy để thiện nghiệp đạt cảnh giới cao nhât.
  • Buddha: đạo giải thoát có 3 lớp thứ tự: Giữ giới, Thiền định và Trí tuệ. Nếu chúng ta giữ giới làm lành thì việc tu tập thiền định tự nhiên tăng trưởng, mà từ trong thiền định lại sanh khởi trí tuệ. Nếu ai ai cũng chọn làm lành thì có thể chiến thắng được tình dục, nóng giận, ngu si, ảo tưởng và ham muốn, đạt được giải thoát, hòa bình và an lạc.

Và chỉ cần như thế, vị tôn giả này đã xin được nương theo Đức Phật, xin được làm thành viên trong tăng đoàn. Và tất cả các tướng trong triều cũng đều tung hô Phật.

Ngay lúc đó, người phụ nữ thường xuyên mang hoa dâng lên Đức Phật xuất hiện. Cô ta đổ cho Đức Phật chính là cha đứa trẻ trong bụng mình khiến các quan thần bất ngờ. Trong lúc giằng co với quân lính, cô ta làm rơi chiếc bầu giả, A-xà-thế muốn bắt cô ta nhưng Buddha xin tha tội chết cho cô ta vì cô ta đang tự xám hối rồi.

A-xà-thế biết được đây chính là âm mưu của Đề-ba-đạt-đa nên đã nhốt cô gái lại để không tiết lộ kẻ chủ mưu là Đề-ba-đạt-đa. Đề-ba-đạt-đa cùng A-xà-thế lại lên tiếp kế hoạch hãm hại Đức Phật.  

http://www.cuocsongtuoidep.vn/2017/05/cuoc-oi-uc-phat-thich-ca-tap-47-phim-hay.html

TIN TỨC LIÊN QUAN

  • KHỞI CÔNG XÂY  CẦU TỪ THIỆN PHÚC AN (CẦU TUỆ TÂM 405) TẠI TIỀN GIANG.

    15/04/2024

    Ngày 13/4/2024, chuyến xe từ Tp. HCM khởi hành mang theo lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương đến với bà con nhân dân tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhà tài trợ lần này đến từ Thành viên của Nhóm Tuệ Tâm VH đã phát tâm tài ...

  • KHỞI CÔNG XÂY CẦU TỪ THIỆN AN THẠNH (CẦU TUỆ TÂM 404) TẠI BẾN TRE.

    11/04/2024

    Nhẹ như mây đầu núi Thong dong đến rồi đi Hiểu cuộc đời ngắn ngủi Thường hoá thành từ bi (Sưu tầm) Hiểu được sự vô thường, ngắn ngủi của kiếp nhân sinh cũng có thể gọi là một khoảnh khắc giác ngộ về cuộc đời này. Khi đó, lòng từ bi sẽ tự nhiên ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU TỪ THIỆN PHÚC LỘC ( CẦU TUỆ TÂM 397 ) TẠI KIÊN GIANG.

    08/04/2024

    Trong văn hóa Việt Nam, “Phúc Lộc” thường được nhắc đến cùng với “Thọ” trong bộ ba “Phúc – Lộc – Thọ”, biểu tượng cho những điều tốt lành mà mọi người mong đợi: sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ. “Phúc” không chỉ đơn thuần là may mắn mà còn là sự sung ...

  • KHÁNH THÀNH CẦU AN SINH 1 (CẦU TUỆ TÂM 396) TẠI TRÀ VINH.

    07/04/2024

    “An sinh” không chỉ đơn thuần là sự bình an và hạnh phúc, mà còn là nền tảng quan trọng của cuộc sống. Nó mang lại sự yên bình và niềm vui cho mỗi người cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường ổn định và bình yên cho cộng đồng. Hơn thế nữa, ...

Xem thêm